Sách Cờ Tượng Kỳ Trung Phong Vương Gia Lương

Tượng Kỳ Trung Phong là cuốn sách cờ đã giúp biết bao kỳ thủ tăng tiến kỳ lực, cuốn sách nằm trong bộ sách cờ tướng Tượng Kỳ Tiền Phong, Tượng Kỳ Trung Phong, Tượng Kỳ Hậu Vệ của danh kỳ Vương Gia Lương.


"TƯỢNG KỲ TRUNG PHONG" MỘT KỲ THƯ CÒN ĐẦY BÍ MẬT!

Hồi thập niên 60, làng cờ TP bỗng xôn xao về một tài liệu cờ rất quí được phổ biến hạn chế trong một số cao thủ. Tài liệu được đánh máy chỉ dẫn cách chơi Thuận Pháo, chủ yếu là chiến lược hoành Xa phá trực Xa, không có tựa và cũng không có tên tác giả. Lê Thiên Vị có một bản tự đặt tên là “Kim cương chỉ lực", anh em làng cờ thi nhau mượn chép, học tập để nâng cao "công lực".

Ban đầu người ta cũng không rõ tài liệu này xuất phát từ đâu, sau hỏi mãi mới biết nó xuất phát từ một quyển "kỳ thư" của Phạm Tấn Hòa. Lúc đó trong làng cờ đang hâm mộ đọc sách của Vương Gia Lương, khen các quyển Tượng kỳ tiên phong và Tượng kỳ hậu vệ, còn quyển Tượng kỳ trung phong chỉ thấy quảng cáo chứ chưa thấy sách. Vì vậy nhiều người đặt dấu hỏi: phải chăng tài liệu được phổ biến được sao chép từ "Tượng kỳ trung phong"?

Tìm đến Phạm Tấn Hòa để rõ thực hư thì mới hay: Sách mất bìa, không có lời tựa hay lời giới thiệu; in tại đâu, năm nào và ai là tác giả cũng không rõ. Hỏi nguồn gốc mới biết năm 1963 Lý Chí Hải, kỳ vương Đông Nam Á vào thăm và thi đấu với các cao thủ của TP lần thứ hai đã mang vào. Cảm tấm thạnh tình của ông Hội trưởng Hội Cờ lúc đó là ông Nguyễn Văn Anh đối xử với mình nên khi về, Lý Chí Hải đã tặng cuốn sách này. Vì là sách in tại Trung Quốc nên sợ chính quyền Sài Gòn lúc đó làm khó dễ, Lý Chí Hải xé bỏ bìa, lời tựa, tên tác giả, rồi tháo rời tất cả ra để lót va-li. Không rõ khi tặng, Lý Chi Hải có nói tên sách, tên tác giả không, nhưng lúc đóng lại thì sách mang bìa giả và không ghi gì. Ông Hội trưởng sau đó đã tặng quyển sách này cho Phạm Tấn Hòa, rồi từ đó sách được phố biến bằng cách sao chép như vậy. Bí mật vẫn bao trùm quyển sách này từ khi xuất hiện cho đến tận năm 1985 khi Hội Cờ TP được thành lập lại.

Lúc này, Hội Cờ sưu tập tài liệu, sách báo và hình thành tiểu ban nghiên cứu, mới phát hiện ra một bài phân tích của Vương Gia Lương về ván đấu với Mạnh Lập quốc ngày 5-10-1962. Bài phân tích này có đoạn khen Mạnh Lập Quốc sáng tạo một phương án mới và nói nếu Mạnh chơi theo kiểu cũ thì sẽ kém phân. Vương Gia Lương dẫn cụ thể phương án cũ một số nước đi rồi viết:"Muốn hiểu rõ biến hóa thế nào thì xin đọc Tượng kỳ trung phong từ cuộc 12 đến cuộc 14". Đem quyển kỳ thư kia ra kiểm tra thì hoàn toàn đúng như Vương Gia Lương chỉ dẫn. Như vậy bây giờ đã rõ, sự dự đoán của anh em trong làng cờ kéo dài 20 năm, đã được xác minh, khẳng định. Đấy chính là quyển Tượng kỳ trung phong của Vương Gia Lương.

Trong khi mọi người đang hớn hở vì tìm ra "chân lý" thì có biết đâu ngay tại chính làng cờ ở Trung Quốc lại bị một hỏa mù bốc lên phủ lấy tác phẩm này mấy chục năm qua. Mãi đến tận ngày nay, các vấn đề cũng chưa sáng tỏ!

Sự việc như thế này:

Sau khi quyển Tượng kỳ trung phong ra đời được một thời gian thì bỗng trong làng cờ Trung Quốc người ta chuyền tay nhau đọc say sưa một quyển sách cờ có tựa là: Du hí đại toàn (gọi tắt là Du phổ). Đó là cuối năm 1962. Trong lời nói đầu, những người biên tập viết: "Đây là một quyển sách cờ ra đời trên dưới 600 năm do cố danh kỳ Vương Hạo Nhiên phát hiện, chỉnh lý và lưu giữ. (Vương Hạo Nhiên sống từ cuối thế kỷ 19 đến khoảng giữa thế kỷ 20, nổi tiếng cao cờ từ năm 1917, cùng Châu Hoán Văn, Trương Cẩm Vinh được tôn là "Dương Châu tam kiệt" - ND). Tác giả của Du phổ là Sơn dã cư sĩ thuộc dòng dõi của danh thần nước Tống là Khấu Chuẩn, đã viết cuốn cờ này khoảng cuối đời nhà Nguyên (1341-1367). Viết xong, đem tặng cho bạn là đạo sĩ Nhất Tùng. Đến đầu thời nhà Minh (1383) Nhất Tùng chỉnh lý, bổ sung rồi in ra 100 bản tặng lại cho bạn bè, từ đó lưu truyền đến nay".

Theo mô tả thì Du phổ có 8 tập gồm 237 ván cờ bàn và 200 ván cờ thế, trình bày như kinh Phật, khổ 18,5 x 26 cm gần giống như Quất trung bí loại cổ bản. Nói chung, qua lời nói đầu này những người biên tập trình bày, mô tả ti mỉ nhiều chi tiết để khẳng định đây là một tài liệu cổ thật sự và bác bỏ mọi nghi vấn có thể nêu ra. Đầu năm 1963, tạp chí Tượng kỳ nguyệt san ở Quảng Châu đem Du phố giới thiệu liên tiếp trong các số từ 4 đến 7 cho bạn đọc xa gần đều biết. Tất cả những việc này gây chấn động trong làng cờ Trung Quốc lúc bấy giờ. Vì đối với nhiều nhà nghiên cứu, việc phát hiện một tài liệu cổ cách đây trên 600 năm là một việc bất ngờ, mà nếu đúng thật thì rất đáng mừng rất đáng trân trọng. Còn đối với các tay cờ thì một dấu hỏi lớn đặt ra: Vì sao nhiều ván Thuận Pháo hoành Xa phá trực Xa giống y quyển Tượng kỳ trung phong của Vương Gia Lương? Và nếu đây là sự thật thì rõ ràng Vương Gia Lương đã sao chép "sách cổ" mà thôi! Một hỏa mù được tung ra từ đó, không ai biết "chân, giả" ra sao.

Vì thiếu thông tin, ở đây không ai rõ lúc đó Vương Gia Lương phản ứng như thế nào. Mãi sau này đọc được một bài viết đăng trong Bắc phương kỳ nghệ số tháng 6 năm 1981, chúng tôi mới thấy có bài của Bắc Lâm nêu trở lại "Chân tướng của Du Hí đại toàn". Chúng tôi dự đoán Bắc Lâm chính là Lý Đức Lâm, người cùng hợp tác với Vương Gia Lương biên soạn và xuất bản các quyến "Tiền phong - Hậu vệ và Trung phong".

Bắc Lâm đã viết như thế nào? Tất cả nội dung trên chúng tôi biết được đều từ bài viết này. Nhưng Bắc Lâm tế nhị khi nhắc đến họ người biên tập là họ Châu và họ Vương mà không nêu rõ tên để phê phán. Ông nhắc lại hồi năm 1963 khi Tượng kỳ nguyệt san giới thiệu Du phổ thì làng cờ xôn xao, nửa tin nửa ngờ và nổi lên nhiều cuộc tranh luận trong làng cờ. Đa số không tin vì đi sâu nghiên cứu nội dung thấy có nhiều vấn đề đặt ra để khẳng định Du phổ do Châu, Vương biên tập là nguy tạo chứ không phải cổ phổ như trong lời nói đầu giới thiệu. Có ba lý do:

1- Trong Du phổ có 20 ván hoàn toàn giống với 20 ván Thuận Pháo in trong Tượng kỳ binh pháp xuất bản tại Hông Kông hồi tháng 11-54. Có lý nào một người cao cờ và biên soạn, trước tác sách có tiếng (muốn ám chỉ Lý Chí Hải) mà lại đem một cuốn sách cổ giá trị rất lớn làm thành tập sách nhỏ như vậy sao?

2- Nếu quả thật cố danh thủ Trấn Giang Vương Hao Nhiên có "Tàng bản Du phổ" thì hẳn nhiên hồi còn sống ông phải đọc kỹ và trong thi đấu ông sẽ vận dụng kiểu chơi này. Thế nhưng xem kỹ những ván cờ còn lưu lại của ông thì không thấy ông đã tiếp thu kinh nghiệm gì của quyển cổ phổ này.

3- Thời kỳ cuối của nhà Nguyên, sách vở, văn phong và phương pháp ghi chép lúc đó khác xa với phương pháp ngày nay. Ấy vậy mà nội dung, phương pháp của Du phổ rất giống ngày nay. Có thể nào như vậy được chăng?

Sau đó Bắc Lâm còn tường thuật rằng ngay từ tháng 8 năm 1964 ông đã đi nhiều nơi để điều tra, xác minh và cố tìm cho ra "tàng bản" nguyên bản. Thậm chí tìm gặp cả Trần Tùng Thuận, lúc đó là phó tổng biên tập của Tượng kỳ nguyệt san để thẩm tra, làm rõ sự thật. Thế nhưng các nhà biên tập lờ đi về yêu cầu cho xem nguyên bản và những người liên hệ dính dáng đến việc giới thiệu Du phổ không có người nào thấy tận mắt chính bản của nó.

Cuối cùng bài viết kết luận: "Đây là một vụ làm nhiễu loạn lịch sử cờ, dễ dàng cùng nói láo với nhau, gầy tác động tiêu cực cho lớp người sau vì ngộ nhận. Mặt khác cần thấy trong công tác khảo chứng chỉnh lý sách cổ, chúng ta cần nghiêm túc tôn trọng sự thật..."

Đó là ý kiến của Bắc Lâm, tiêu biểu cho nhóm "Hắc Long Giang" hay đúng hơn là nhóm biên soạn Tượng kỳ trung phong. Còn đối với những nhà nghiên cứu khác thì thận trọng hơn, không vội bày tỏ ý kiến. Đồ Cảnh Minh viết quyển Trung Quốc tượng kỳ từ điển đã nêu tên quyển Du hí đại toàn và xếp trên cả Mộng nhập thần cơ nhưng cuối cùng có nói: Chân giả hãy chờ khảo chứng thêm một bước.
Có thể quyển Tượng kỳ trung phong có mối "liên quan" sao đó với quyển Du phổ, Hội Cờ TP không đi sâu tìm hiểu mà chủ yếu nghiên cứu nội dung để đánh giá nhận định giá trị thực của nó.

Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng: Tượng kỳ trung phong là một bước phát triển, nâng cao hơn nữa trình độ chơi Thuận Pháo của Quất trung bí chủ yếu là "Chiến lược hoành Xa phá trực Xa" hoặc nói khác hơn: Tượng kỳ trung phong đã tổng kết có hệ thống và rất phong phú thế trận Thuận Pháo hoành Xa phá trực Xa. Công lớn của nhóm biên soạn này là phân tích khá sâu nhiều phương án, nước biến và cũng xây dựng nhiêu đòn phối hợp kết thúc đẹp mắt. Sách rất phù hợp và hấp dẫn đối với những người mới học chơi, nhất là những người chưa có khái niệm rõ về chiến lược, chiến thuật sẽ mau tiếp thu các khái niệm này bằng những bài học cụ thể, sinh động.

Sách gồm 12 chương, với 72 cuộc (bắt chước như "Thất nhập nhị huyền công" của Tề Thiên Đại Thánh). Chúng tôi hệ thống thành 32 ván chính và nằm gọn trong 8 phương án, đồng thời bổ sung thêm 2 phương án mới với 8 ván chính được rút ra từ thực tiễn đưa vào. Những ván phụ hoặc nước biến quan trọng đều được ghi trong "chú giải" để các bạn nghiên cứu sâu thêm. Như vậy bản thân Tượng kỳ trung phong cũng còn thiếu sót và nhiều mặt hạn chế, tương tự như Quất trung bí. Vì tác giả thiên lệch cho bên đi tiên chơi nhiều nước chính xác còn cho bên hậu đi nhiều nước thụ động hay sai lầm. Sau này xem phần cách chơi "hiện đại" các bạn sẽ thấy những nước đi không đúng trong sách của Vương Gia Lương.

(nguồn: Thuận Pháo hiện đại và cổ điển)


Sách Cờ Tượng Kỳ Hậu Vệ Vương Gia Lương

 Sách Cờ Tượng Kỳ Hậu Vệ Vương Gia Lương, đây là cuốn sách nằm trong bộ sách cờ tướng Tượng Kỳ Tiền Phong, Tượng Kỳ Trung Phong, Tượng Kỳ Hậu Vệ của danh kỳ Vương Gia Lương.



Sách Cờ Tượng Kỳ Tiền Phong Vương Gia Lương

 Sách Cờ Tượng Kỳ Tiền Phong Vương Gia Lương nằm trong tập cờ Tượng Kỳ Tiền Phong, Tượng Kỳ Trung Phong, Tượng Kỳ Hậu Vệ của anh Kỳ Vương Gia Lương.



Thuận pháo vương Phạm Tấn Hòa

 
Năm 1974, giới chơi cờ đồng cảm phục phong danh hiệu "Thuận pháo vương" cho kỳ thủ Phạm Tấn Hòa, một trong những tinh hoa của làng cờ tướng thành phố với bí kíp khai triển hai ngọn pháo xuất quỷ nhập thần.

Bí kíp lót vali


Năm 1959, kỳ vương Hồng Kông Lý Chí Hải sang Sài Gòn thi đấu, mang theo một cuốn sách quý về cờ tướng. Hồi đó, sách Trung Quốc bị cấm ở Việt Nam vì nhiều lý do. Để trót lọt, kỳ vương Hải đã phải tháo bỏ bìa sách, xé từng trang sách rời rạc đem lót dưới đáy vali, hành lý... xem như những tờ giấy lộn. Sang tới Sài Gòn, kỳ vương được kỳ thủ Việt Nam Nguyễn Văn Anh đãi đằng thân mật lắm, nói như ông Hòa thì "sáng cháo, chiều cơm, tối yến"... Cảm phục tình thâm giao, kỳ vương Hải gom những trang sách đó lại, tặng cho người bạn cờ Việt Nam. Ông Anh mới đóng lại thành một cuốn, coi như sách gối đầu giường.
Năm 1969, như duyên trời định, ông Anh tặng lại Phạm Tấn Hòa cuốn sách quý, thậm chí lúc đó ông Hòa cũng không biết nó tên gì nhưng ông dám chắc "ngoài tôi ra không ai có cuốn thứ hai". Đọc nghiến ngấu cuốn sách, ông Hòa thấy nó quá hay, biến hóa khôn lường, đặc biệt ông rất tâm huyết thế trận thuận pháo. Năm 1971, ông Hòa đã phần nào cảm nhận được tinh hoa của thế trận, bắt đầu sử dụng vào những ván cờ, qua đó chiếm nhiều thượng phong. Phải đến 3 năm sau, ông Hòa mới cho rằng mình tạm thời đã nghiên cứu và lĩnh hội xong cuốn sách, lúc đó ông mới biết tên nó là Tượng kỳ trung phong của soạn giả Vương Gia Lương người Trung Quốc.

Diệt tuyệt sư thái Lê Thị Hương



Khoảng thập niên 80, làng cờ TP.HCM bỗng nổi lên một nữ kỳ thủ chẳng màng gia đình, chồng con, chỉ mê đánh co tuong độ, đánh đâu thắng đó. Vì coi thường “bóng hồng” lẻ loi mà không biết bao kẻ trượng phu đã phải thất cơ. Cảm phục tài năng, “nhất sát” Lê Thiên Vị đã gọi cô là “Diệt tuyệt sư thái”. Cô là Lê Thị Hương, hiện là tuyển thủ Hội cờ TP.

Diện kiến 

Theo lời giới thiệu của một đạo diễn rất mê cờ, rằng “nói đến kỳ nhân vỉa hè, phải tới được cỡ Diệt tuyệt sư thái, bà này sáng sáng xách giỏ đi chợ, kiếm tiền đánh độ về nuôi chồng con...”. Chúng tôi đã tới khu Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, nơi sư thái vẫn hay “hành hiệp” ở các quán cà phê nhưng không thấy. Hỏi ra, mới biết cô đã chuyển nhà về dưới Q.1, chẳng biết ở đâu...
Phải hỏi đến hội cờ, mới biết nhà Lê Thị Hương hiện ở đường Trần Quang Khải. Mới đến đầu ngõ, hỏi nhà “chị Hương đánh cờ” thì hàng xóm ai cũng biết. Nhà sư thái tối om, cũ kỹ, trong nhà dựng xe máy nhưng cửa ngoài mở, gọi mãi chẳng thấy ai thưa. Bấm chuông thì chuông hỏng. Kêu bà hàng xóm tới, gọi thật to thì mới thấy trong nhà có tiếng mở cửa cái “rầm”. Một người đàn bà gầy ốm, tóc rối bù xù bước ra “có chuyện chi không”. Đó là Diệt tuyệt sư thái! Hôm nay sư thái bệnh, ngủ dậy hơi muộn. Lúc đó đã hơn 10 giờ sáng.
Tôi lại phải chạy về cơ quan vì sư thái hẹn “nói chuyện” tại nhà cô vào lúc chính ngọ, cái giờ mà bụng người đời đã sôi sùng sục lên vì đói. Đúng 12 giờ trưa, quay lại thì sư thái đã tỉnh ngủ nên đem lại một sự vững tâm hơn. Hóa ra sư thái cũng hiền lành, nói chuyện đến cờ, cô vui vẻ hẳn, cười liên tục.

Đường vào “cờ thế giang hồ độ”


Lê Thị Hương sinh năm 1961, đàn bà tuổi con trâu, Tân Sửu. Nghe nói, hồi nhỏ bé Hương nghịch ngợm khác người, ông bố muốn con đằm tính lại nên dạy cho cô chơi cờ tướng. Chẳng ngờ bé Hương lại có năng khiếu bẩm sinh. Khi đã lần lượt vượt qua bố, qua các anh thì tên tuổi Hương cũng đã lẫy lừng cả xóm, đánh đâu thắng đó. Mê cờ, bé Hương bỏ học sớm, vừa phụ giúp gia đình buôn bán vừa kiếm tiền từ đánh cờ độ. Rồi biến cố đã ập đến với Hương khiến đời cô chuyển hẳn sang ngã rẽ khác. Năm 1976, mẹ cô mất. Rồi đến năm 1978, bố Hương qua đời. Hương bỏ hẳn buôn bán, mưu sinh bằng đánh cờ độ. “Đánh độ, lúc thắng, lúc thua. Thua hết tiền lại về buôn bán kiếm tiền đánh tiếp. Cả chục năm trời”, Hương kể. Khi quanh khu vực nhà cô ở đã không còn đối thủ, mình Hương thân gái dặm trường đã dám tìm tới khiêu chiến ở những sòng cờ khác quận. Tiền lận lưng cũng đâu có nhiều, giỏi ra thì được khoảng 1 chỉ vàng vào thời đó. Vừa mưu sinh, vừa mê cờ, bẵng đi một quãng đời thanh xuân tươi đẹp, Hương mới lấy chồng, sinh con...

Võ lâm nhất sát Lê Thiên Vị


Vang danh chốn giang hồ cờ độ; nhiều lần bước lên đỉnh vinh quang ở các giải thi đấu co tuong lớn; nhưng có phải cuộc đời của các kỳ vương sẽ “hoành tráng” như các danh hiệu họ đã đoạt được? Hay là nghiệp cờ vốn bạc? Loạt bài này nói về quá khứ lẫy lừng và hiện tại của một số kỳ vương còn sống ở Sài Gòn, qua đó hầu giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới “cờ thế giang hồ độ”. Bấm vào đây để nghe đọc bài

Trái ngược với lời đồn đại trong giang hồ – kẻ đứng đầu “Võ lâm tam sát” Lê Thiên Vị lại là một bậc đức cao trọng vọng. Có thể nói, đến giờ, ông là một trong số ít các kỳ vương sống được bằng nghề chính đáng, tuy không giàu sang nhưng viên mãn, có phúc phần.

Người đặt tên cho giang hồ

Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “phục binh yếu lộ”... Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất... kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”... Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.

Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời  thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời”  môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”. Tỷ như kỳ thủ Dương Thanh Danh, có dáng người ốm, lòng khòng, ông Vị đặt hiệu cho là Khô Mộc thiền sư. Anh Trương A Minh, kỳ thủ có cặp lông mày bạc trắng được đặt hiệu Bạch mi ưng vương. Ông Vị nói: “Đặt tên, gọi hoài, đến giờ chết tên luôn”. Riêng giới nữ, ông Vị còn đặt tên cho 2 người: Diệt Tuyệt sư thái Lê Thị Hương và Kim Hoa bà bà Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo.

Bản lĩnh “nhất sát”

 
Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943.
Một ngày tháng 12.2008, hẹn gặp ông ở Hội cờ 143 Nguyễn Du, Q.1, kẻ hậu bối là tôi thử “kiểm tra” mới thấy Lê Thiên Vị còn minh mẫn lắm. Năm 1965, ông có được một cuốn sách cờ được coi là “quý hiếm” vào giai đoạn đó, cuốn Toàn đồ bách cuộc phổ của Trung Quốc. Thoăn thoắt bày các quân cờ lên bàn, ông Vị nhớ lại: “Đây là ván cờ thế “khưu dẫn hàng long” trong sách, một trong những thế cờ thuộc hàng giang hồ danh cuộc”. Hồi đó, để phá thế này, ông Vị đã phải mày mò, nghiên cứu cả tháng trời. 43 năm sau, Lê Thiên Vị vẫn nhớ về nó như một thế cờ tâm đắc nhất.

Cờ tàn nghệ thuật cờ thế giang hồ tập 1

Bày cờ thế và giải cờ thế là một hình thức tiêu khiển phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các nước châu Âu thì bày và giải các thế cờ vua, còn ở các nước châu Á thì bày và giải các thế cờ tướng. Hiện tượng này đáng phấn khởi, chứng tỏ các trò chơi trí tuệ đã phổ cập trong đại quần chúng ở mọi nơi và trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa hấp dẫn. chỉ đáng tiếc là ở nước ta có một số người lợi dụng trò chơi này, không phải để giải trí mà để "đỏ đen" kiếm tiền, gây tai tiếng không hay cho bộ môn cờ.

Sở dĩ đông đảo quần chúng hâm mộ cờ thế là vì nó có nhiều vẻ đẹp rất lôi cuốn. Cờ thế thường trình diễn một nghệ thuật độc đáo trong những đòn đánh phối hợp, những nước điều quân lạ kỳ với những cảm bẫy tinh vi, kín đáo. Nói chung nó gây cho người chơi những cảm giác thú vị từ kinh ngạc đến khâm phục sự thông minh, óc thẩm mỹ của người sáng tạo nên thế cờ. Cho nên gọi một cách chính xác thì đấy là một thứ cờ tàn nghệ thuật, một di sản quý báu của trí tuệ con người.

Bìa cuốn sách cờ tàn nghệ thuật

Rất tiếc di sản quý báu này chưa được nhiều người nghiên cứu cờ xem trọng một cách đúng mức ở nước ta. Nhiều thế cờ rất hay, rất đẹp lưu truyền trong dân gian ở mọi miền đất nước chưa được sưu tầm, phổ biến cho những người hâm mộ hôm nay và mai sau.

....

Đó là những lời sơ lược giới thiệu về cuốn sách cờ tàn nghệ thuật cờ thế giang hồ được biên soạn bởi nhóm tác giả: Trần Tấn Mỹ - Phạm Tấn Hòa - Lê Thiên Vị -  Quách Anh Tú.

Bạn yêu cờ quan tâm muốn tải cuốn sách này vui lòng để lại email tại topic này tôi sẽ gửi email thân tặng tới bạn.

Xin chúc bạn yêu cờ sức khỏe.

Cờ tướng khai cuộc hiện đại

Cờ tướng khai cuộc hiện đại được biên soạn bởi nhóm tác giả: Lý Kim Tường - Trọng Nhân - Hoàng Minh - Hồng Phúc và được hiệu đính bởi Hoàng Đình Hồng.



 Bìa sách cờ tướng khai cuộc hiện đại

Cuốn sách đề cập về các loại khai cuộc thông dụng hiện đại. Là tài liệu tham khảo cho các bạn yêu cờ, mỗi loại khai cuộc đều có những dẫn chứng với các ván đấu thực chiến rất hấp dẫn nhằm không tạo sự nhàm chán cho người đọc và cũng để người đọc hiểu rõ về mỗi thế mạnh của từng thế trận qua các ván đấu thực chiến. 

Bạn yêu cờ vui lòng comment để lại địa chỉ email tôi sẽ gửi cuốn sách qua email tới bạn.
Bạn có thể đăng ký theo dõi các video cờ tướng tại kênh https://www.youtube.com/channel/UC_pZxX9_0NLzvOmFeujMl9w để ủng hộ admin.

Chúc bạn yêu cờ trên cả nước sức khỏe.

Uông Dương (Hồ Bắc) tiên thắng Tưởng Xuyên (Bắc Kinh)

Uông Dương (Hồ Bắc) tiên thắng Tưởng Xuyên (Bắc Kinh) chơi ngày 18/10/2010 tại TP Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc trong Giải cá nhân Trung Quốc năm 2010


Bình chú: Tưởng Xuyên - Biên dịch: Nguyễn Bình Trà

Sau 2 ván thắng liên tiếp, tôi và 4 kỳ thủ khác cùng dẫn đầu. Tôi cũng bắt đầu tỏ ra thận trọng đối với quá trình chinh phục chức vô địch. Ở vòng 3 tôi gặp đối thủ quen thuộc - Đại sư Uông Dương. Thành tích đối đầu của Uông Đại sư với tôi là 7 thắng 15 hòa 6 thua. Tình hình điểm số lúc này là Uông Đại sư với 1 thắng 1 hòa hiện đang kém tôi 1 điểm.

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3

Một lần nữa lại là bố cuộc kinh điển nhất: Trung Pháo đối Bình phong Mã. Không biết trong ván này Uông Đại sư muốn cùng tôi so đọ biến hóa gì, chúng ta hãy cùng chờ xem nhé.

4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1

7. B5.1

Uông Đại sư sau phút suy nghĩ ngắn ngủi quyết định đấm Chốt đầu, tâm lý cầu thắng rất rõ ràng.

7. ... S4.5

Trong cúp Dương Quan Lân tổ chức cách đây không lâu, khi Đại sư Uông Dương cầm hậu gặp Đại sư Từ Siêu của Giang Tô đã chơi P9-7, tiếp theo X3-4, M7.8, X4.2, P7.1, B5.1, M8.7, X4/5, S4.5, M8.7, B5.1, M7.5, T3.5, M5.6, X1-3, P8-7, X8.3, X9-8, X8-4, M3.5, B5.1, P5.2, X4.1, P5-3, X4.2, P3.3, M7/8, P3-7, X3.2 Xanh chiếm ưu. Có một số kỳ thủ hỏi tôi tại sao tôi không áp dụng cách đối phó đó ? Do người sáng tạo ra biến này là Uông Dương, tôi sợ trúng phải mai phục nên đã không áp dụng cách chơi đó.

8. B5.1 P9-7 9. X3-4 B7.1 10. M3.5

Lúc này Đỏ cũng có thể B3.1, tiếp theo Xanh có 2 lựa chọn T3.5 và B5.1 hình thành biến hóa công thủ riêng.

10. ... B7.1 11. M5.6 X8.8 12. P5/1

Nước này xuất hiện lần đầu trong giải Tượng Kỳ Bài Danh năm 2001, lần này Uông Đại sư sử dụng lại đã gây ra một áp lực rất lớn cho tôi. Biến hóa thường gặp ở đây là M8.7, T3.5, M6.7, X1-3, M7/5, tiếp theo Xanh có các lựa chọn B3.1 ; X3-4 ; M7.8 v.v...

12. ... M3/4 13. X9.1 X8/3

Nước cờ tương đối mới mẻ, trước đây trong các giải toàn quốc đa phần đều chơi B5.1, tiếp theo P8-5, X8/4, M8.7, M4.5, X9-6, P2-4, M6/8 các quân chủ lực của Đỏ đều đứng ở những vị trí cực hay.

14. P8.2

Đối diện trước nước mới, Uông Đại sư sau khi suy nghĩ khá lâu cuối cùng lựa chọn P8.2 thăm dò phản ứng của tôi.

14. ... X8/1 15. M6.8 X1-2

Lúc này nếu Xanh đổi P2.3 thì Đỏ X4.2, M4.5, B5.1 Đỏ có thể nhanh chóng đột phá phòng tuyến của Xanh. Sau khi đi xong nước này tôi vẫn cảm thấy lạc quan đối với cuộc diện hiện tại, thế là đứng dậy đi vào phòng vệ sinh giải tỏa một chút.

16. X4.2 M4.5

Do lúc này tôi vẫn chưa ý thức được nguy hiểm rình rập nên đã đi M4.5 khiến cho cuộc diện trở nên bị động. Tốt hơn nên đổi thành P7-9, Đỏ sẽ không có thủ đoạn P5-8 ăn hơn quân.

17. P5-8

Nước hay, sau khi tôi đi xong nước M4.5 thì Uông Đại sư rất nhanh đáp lại bằng P5-8, tôi đã bị trúng bẫy, tâm lý liền trở nên căng thẳng. Từ đây chúng ta có thể thấy được Uông Đại sư có sự nghiên cứu rất sâu đối với khai cuộc này.

17. ... X8-5 18. T3.5 M7.8 19. Pt.3 P7.4

Từ nước 17 tới nước này đều là những nước bắt buộc, tôi chỉ có thể cam chịu thí quân. Lúc này tiến Pháo hy vọng có thể tạo ra chút thế công.

20. Pt.1 Tg-4 21. Ps.1 P7-5 22. S4.5 X5-4

23. Ms.7 M5.7

Nước thua, dưới áp lực rất lớn tôi đã tính sót. Lúc này tôi nên đổi thành B5.1, thế cờ tuy kém quân nhưng nhiều Chốt, hơn nữa vị trí các quân cũng khá tốt vẫn có thể tạo ra một lực khiên chế đối với Đỏ.

24. X4/3

Xanh tất phải mất quân, tâm lý của tôi càng trở nên xấu hơn.

24. ... X4.2

Sau khi mất quân, do không cam tâm trực tiếp nhận thua nên tôi vẫn cố gắng chống đỡ với hy vọng mong manh, ngoài ra đó cũng là cách để tôi lấy lại tinh thần.

25. X4-2 M7.6 26. X2-3 B7-6 27. X3-4 M6.8

28. X4/2

Uông Đại sư đi cờ vô cùng tinh tế, lại ăn thêm của tôi 1 Chốt, như vậy càng làm giảm đi khả năng lật ngược của tôi.

28. ... M8.7 29. X4/2 M7/8 30. B9.1 T3.5

31. Ps/2

Tiếp theo Đỏ có thủ đoạn X9.2 đổi Xe, tôi thấy đã hết cách chống đỡ liền nhận thua. Như vậy Uông Đại sư với 2 thắng 1 hòa vượt lên trên tôi, đồng thời giành được cuộc diện vô cùng có lợi. Còn tôi sau khi thua ván này thì trong lòng vô cùng chán nản, đầu óc rối bời. Trước khi về phòng nghỉ, tôi đi qua bàn của huấn luyện viên Trương Cường lúc đó vẫn đang thi đấu. Không để ý tới tình thế hiện tại của ván cờ, ông hỏi tôi bằng một giọng vô cùng quan tâm "Em thi đấu thế nào rồi?", tôi trả lời em thua rồi, gương mặt ông đột nhiên trầm xuống tỏ ra rất thất vọng.

Trung pháo cấp tấn trung binh đối bình phong mã hiện đại


Ghi chú:
"-": là "Bình" đi ngang
".": là "Tấn" đi tiến về phía trước
"/": là "Thoái" đi lùi về phía sau


Với những nước đi đầu tiên đại loại như trên đã hình thành thế trận "Pháo đầu Xe qua hà đối bình phong mã hiện đại - loại bình xe đè mã chống thối pháo hăm bắt xe".

Trong những năm qua cờ tướng có những luồng sinh khí mới là do bước phát triển của những hệ thống phòng thủ và phản công này. Hiện tại, các hệ thống vẫn còn được nhiều danh thủ sử dụng trong các trận tranh tài và vẫn chưa người nào dám nói bên nào ưu thế, bên nào kém phân. Bởi vì sau giai đoạn khai cuộc hai bên vẫn giữ được thế trận cân bằng hoặc có một bên ưu thế một chút và vấn đề thành bại còn tùy thuộc vào cuộc chiến đấu căng thẳng ở giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc.

Hôm nay trong bài viết này tôi sẽ cố gắng cung cấp những sưu tầm của tôi về phương án "cấp tấn trung binh", đây là phương án tạo ra tình huống hai bên đối công rất căng thẳng và bên Tiên cũng thường giữ được thế chủ động, bên đi hậu cũng có nhiều cơ may chơi phản công đối với bên Tiên, ván cờ thường được kết thúc bằng những sai lầm của mỗi kỳ thủ khi cầm quân, có thể nói ai mắc sai lầm trước thì khả năng thua cao.


Bên Tiên liên tục đưa Tốt đầu tràn tới tấn công gấp. Ở đây bên Hậu có thể chọn các phương án: C5.1 hoặc C7.1. Với phương án C5.1 nhiều danh thủ đã thử nghiệm vào những năm của thập niên 60 và kết quả bên Tiên thường chiếm ưu thế. Do đó cách danh thủ thường chọn phương án C7.1 để phản công.Tới đây bên Hậu có 2 phương án lựa chọn M3/4 hoặc X8.8.

Xem diễn biến thực chiến phương án M3/4 của bên Hậu:




Xem diễn biến thực chiến phương án X8.8 bỏ mã của bên Hậu:



Các bạn nào quan tâm tới thế trận này muốn cùng học tập và nghiên cứu có thể để lại comment ở bài viết này, tôi rất vui và muốn cùng các bạn luyện tập thành thục thế trận này. Ngoài ra các bạn nào có biết những ván đấu thực chiến về thế trận này vui lòng comment lại đây để tôi cập nhật thêm vào topic này để các kỳ hữu khắp nơi theo dõi và học tập.

PHIÊN ÂM TÊN KỲ THỦ TRUNG QUỐC

PHIÊN ÂM TÊN KỲ THỦ TRUNG QUỐC (khi xem trên 01xq)

Là một người yêu cờ, nhưng chưa quen với phiên âm hán việt của tên các Kỳ thủ trung quốc. Khi tiếp xúc với internet bạn sẽ có điều kiện để xem được những ván đấu đỉnh cao của những Kỳ thủ hàng đầu. Bạn đã quá quen với tên của họ như Dương Quan Lân, Vương Gia Lương, Lý Nghĩa Đình, Hồ Vinh Hoa, Lữ Khâm, Hứa Ngân Xuyên, Hồng Trí, Tưởng Xuyên, Triệu Hâm Hâm, Vương Thiên Nhất, Trịnh Duy Đồng... Nhưng trên mạng lại chỉ viết tên Quốc tế của họ và tên tiếng Trung Quốc. Để tiện tham khảo và tra cứu tớ xin trình bày một serie tên phiên âm của các Kỳ thủ để các bạn dễ nhận biết khi xem ván đấu tại 01xq

            Tên Tiếng Trung Danh Thủ Việt Nam
            1. 赖理兄 Lại Lý Huynh 

            2. 阮成保 Nguyễn Thành Bảo

TT TIẾNG TRUNG__TIẾNG ANH__TIẾNG VIỆT

1 蒋川__Jiang Chuan__TƯỞNG XUYÊN 1984
2 许银川__Xu YinChuan__HỨA NGÂN XUYÊN 1975
3 洪智__Hong Zhi __HỒNG TRÍ 1980
4 赵国荣__Zhao GuoRong__TRIỆU QUỐC VINH 1961
5 汪洋__Wang Yang __UÔNG DƯƠNG 1984
6 吕钦__Lu Qin__LỮ KHÂM 1962
7 赵鑫鑫__Zhao XinXin __TRIỆU HÂM HÂM 1988
8 徐超__Xu Chao __TỪ SIÊU 1981
9 王斌__Wang Bin __VƯƠNG BÂN 1979
10 谢靖__Xie Jing __TẠ TỊNH 1989
11 胡荣华__Hu RongHua__HỒ VINH HOA 1945
12 谢岿__Xie Kui __TẠ VỊ 
13 申鹏__Shen Peng __THÂN BẰNG
14 李雪松__Li XueSong __LÝ TUYẾT TÙNG
15 张江__Zhang Jiang __TRƯƠNG GIANG
16 郑一泓__Zheng YiHong __TRỊNH NHẤT HOẰNG
17 金波__Jin Bo __KIM BA
18 张申宏__Zhang ShenHong __TRƯƠNG THÂN HOÀNH
19 苗利明__Miao LiMing __MIÊU LỢI MINH
20 柳大华__Liu DaHua __LIỄU ĐẠI HOA
21 孙勇征__Sun YongZheng __TÔN DŨNG TRINH 1981
22 李少庚__Li ShaoGeng __LÝ THIẾU CANH
23 万春林__Wan ChunLin __VẠN XUÂN LÂM
24 潘振波__Li HongJia __LÝ HỒNG GIA
25 李鸿嘉__Pan ZhenBo __PHAN CHẤN BA
26 王跃飞__Wang YueFei __VƯƠNG DƯỢC PHI
27 庄玉庭__Zhuang YuTing __TRANG NGỌC ĐÌNH
28 宗永生__Zong YongSheng __TÔN VĨNH SINH
29 才溢__Cai Yi __TÀI DẬT
30 聂铁文__Nie TieWen __NHIẾP THIẾT VĂN
31 徐天红__Xu TianHong __TỪ THIÊN HỒNG
32 李智屏__Li ZhiPing __LÝ TRÍ BÌNH
33 孙浩宇__Sun HaoYu__TÔN HẠO VŨ
34 陈富杰__Chen FuJie __TRẦN PHÚ KIỆT
35 于幼华__Yu YouHua __VU ẤU HOA
36 景学义__Jing XueYi __CẢNH HỌC NGHĨA
37 张强__Zhang Qiang __TRƯƠNG CƯỜNG
38 陈寒峰__Chen HanFeng __TRẦN HÀN PHONG
39 张晓平__Zhang XiaoPing __TRƯƠNG HIỂU BÌNH
40 李群__Li Qun __LÝ CẦN
41 黄仕清__Huang ShiQing __HOÀNG SĨ THANH
42 李来群__Li LaiQun __LÝ LAI QUẦN
43 汤卓光__Tang ZhuoGuang __THANG TRÁC QUANG
44 黄海林__ Huang HaiLin __HOÀNG HẢI LÂM
45 阎文清__Yan WenQing __DIÊM VĂN THANH
46 杨德琪__Yang DeQi __DƯƠNG ĐỨC KỲ
47 曹岩磊__Cao YanLei __TÀO NHAM CHUYÊN
48 卜凤波__Bu FengBo __BỐC PHỤNG BA
49 陶汉明__Tao HanMing __ĐÀO HÁN MINH
50 黎德志__Li DeZhi__LÊ ĐỨC TRÍ
51 邢毅__Xing Yi __HÌNH NGHỊ
52 李家华__Li JiaHua __LÝ GIA HOA
53 宋国强__Song GuoQiang __TỐNG QUỐC CƯỜNG
54 程进超__Cheng JinChao __TRÌNH TIẾN SIÊU
55 赵金成__Zhao JinCheng__TRIỆU KIM THÀNH
56 谢业枧__Xie YeJian __TẠ THƯỢNG….
57 谢卓淼__Xie ZhuoMiao __TẠ TRÁC DIỄU
58 林宏敏__Jin Song __KIM TÙNG
59 金松__Lin HongMin __LÂM HOÀNH MẪN
60 党斐__Dang Fei __ĐẢNG PHI
61 刘殿中__Liu DianZhong __LƯU ĐIỆN TRUNG
62 朱琮思__Zhu CongSi __CHU CÔNG SĨ
63 靳玉砚__Jin YuYan __CẬN NGỌC NGHIÊN
64 孙树成__Sun ShuCheng __TÔN THỤ THÀNH
65 李望祥__Li WangXiang __LÝ TRỌNG TƯỜNG
66 苗永鹏__Miao YongPeng __MIÊU VĨNH BẰNG
67 李艾东__Li AiDong __LÝ ÁI ĐÔNG
68 王天一__Wang TianYi __VƯƠNG THIÊN NHẤT
69 周小平__Zhou XiaoPing __CHU TIỂU BÌNH
70 薛文强__Xue WenQiang __TIẾT VĂN CƯỜNG
71 许波__Xu Bo__HỨA BA
72 曾启全__Zeng QiQuan __TẰNG KHỞI TOÀN
73 徐健秒__Xu JianMiao__TỪ KIỆN MIÊU
74 许文学__Xu WenXue __HỨA VĂN HỌC
75 李轩__Li Xuan __LÝ XUÂN
76 尚威__Shang Wei __TÔN UY
77 葛维蒲__Ge WeiPu __CÁT DU BỒ
78 郭福人__Guo FuRen __QUÁCH PHÚC NHÂN
79 王琳娜__Wang LinNa __VƯƠNG LÂM NA
80 董旭彬__Dong XuBin __ĐỒNG HÚC BÂN
81 李林__Li Lin __LÝ LÂM
82 邱东__Qiu Dong__KHÂU ĐÔNG
83 蒋凤山__Jiang FengShan __TƯƠNG PHỤNG BA
84 黄竹风__Huang ZhuFeng __HOÀNH TRÚC PHI
85 赵剑__Zhao Jian __TRIỆU KIẾM
86 唐丹__Tang Dan __ĐƯỜNG ĐA
87 陈翀__Chen Chong __TRẦN CHUNG
88 熊学元__Xiong XueYuan __HÙNG HỌC NGUYÊN
89 王国敏__Wang GuoMin __VƯƠNG QUỐC MẪN
90 程吉俊__Cheng JiJun __TRÌNH CÁT LÝ
91 张石__Zhang Shi __TRƯƠNG THẠCH
92 龚晓民__Gong XiaoMin __CUNG HIỂU DÂN
93 王晓华__Wang XiaoHua __VƯƠNG HIỂU HOA
94 韩松龄__Han SongLing __HÀN TÙNG LINH
95 胡庆阳__Hu QingYang __HỒ KHÁNH DƯƠNG
96 田长兴__Tian ChangXing __DIỀN TRÀNG HƯNG
97 陈丽淳__Chen LiChun __TRẦN LỆ THUẦN
98 宇兵 __Yu Bing __VŨ BINH
99 廖二平__Liao ErPing __LIÊU ÁI BÌNH
100 黄勇__Huang Yong__HOÀNG DŨNG


Trên đây là danh sách 100 kỳ thủ với tên Quốc tế và tên phiên âm Tiếng Việt của họ. Chúc các bạn vui vẻ khi sưu tầm và tham khảo những ván đấu đỉnh cao của họ. Nếu thấy tên phiên âm nào có thiếu sót hoặc sai thì mong các bạn chỉ giáo để tớ còn sửa lại.
---------------------------------------------------------------------------------------
Dưới đây là tên của tất cả những danh thủ TQ mà em tìm kiếm sưu tầm được, nay post lên cho mọi người xem cho vui, ae nào biết được cách viết tên và phiên âm, năm sinh của các danh thủ thì bổ sung tiếp, thanks.

Ân Quảng Thuận
Án Tôn Tấn
Bốc Phụng Ba Bu FengBo 卜凤波 1964
Bảo Từ Khôn
Ba Cát Nhân
Bàng Ái Đình
Bàng Nhất Vi
Cao Ý Bình
Cảnh Học Nghĩa Jing XueYi 景学义 1968
Cận Ngọc Nghiễn Jin YuYan 靳玉砚 1980
Cát Duy Bồ Ge WeiPu 葛维蒲 1958
Cam Dịch Hộ
Châu Đức Dụ Zhu DeYu 朱德喻 1900-49
Châu Đức Nguyên Zhu DeYuan 朱德源
Châu Hiểu Hổ Zhu XiaoHu 朱晓虎 1987
Châu Hoán Văn Zhu 朱
Châu Kiếm Thu Zhu JianQiu 朱剑秋
Châu Tông Tư Zhu CongSi 朱琮思
Châu Vĩnh Khang Zhu YongKang 朱永康
Chu Đào Zhou Tao 周涛 1982
Chu Tấn Trinh Zhou 周进
Chu Tiểu Bình Zhou XiaoPing 周小平
Chung Trân Zhong Zhen 钟珍 1889-46
Cung Hiểu Dân Gong XiaoMin 龚晓民
Diêm Ngọc Tỏa Yan YuSuo 阎玉锁
Diêm Văn Thanh Yan WenQing 阎文清 1967
Diêu Hoành Tân Yao HongXin 姚红新
Dụ Chi Thanh Yu ZhiQing 喻之清 1964
Dư Tứ Hải Yu SiHai 余四海
Dương Đức Kỳ Yang DeQi 杨德琪 1963
Dương Quan Lân Yang GuanLin 杨官璘 1925
Dương Mậu Vinh Yang Rong 杨 荣
Dương Kiện Đình Yang 杨
Dương Kiếm Yang Jian 杨剑
Đảng Phỉ Dang Fei 党斐 1987
Đặng Hưng Niên Deng XingNian 邓兴年
Đặng Tụng Hoành Deng SongHong 邓颂宏
Đào Hán Minh Tao HanMing 陶汉明 1966
Đậu Quốc Trụ
Điền Ngọc Thư Tian 田
Điền Trường Hưng Tian ChangXing 田长兴
Đinh Hiểu Phong Ding XiaoFeng 丁晓峰
Đới Vinh Quang Dai RongGuang 戴荣光
Đới Quang Khiết Dai 戴
Đồ Cảnh Minh
Đổng Tề Lượng Dong 董
Đổng Định Nhất Dong 董
Đổng Bản Bình Dong BenPing 童本平
Đổng Húc Bân Dong XuBin 董旭彬 1970
Đổng Văn Uyên Dong WenYuan 董文渊 1919
Đường Đan Tang Dan 唐丹
Đường Phương Vân Tang 唐
Hà Cang He Gang 何刚
Hà Liên Sinh He LianSheng 何连生 1949
Hà Thuận An He ShunAn 何顺安 1923-1971
Hác Kế Siêu Hao JiChao 郝继超
Hàn Phúc Đức Han FuDe 韩福德
Hàn Tùng Linh Han SongLing 韩松龄
Hình Nghi Xing Yi 邢毅
Hoàng Cảnh Hiền Huang JingXian 黄景贤
Hoàng Dũng Huang Yong 黄勇 1963
Hoàng Hải Lâm Huang HaiLin 黄海林 1979
Hoàng Sĩ Thanh Huang ShiQing 黄仕清 1961
Hoàng Thành Tuấn Huang 黄
Hoàng Thế Thanh Huang ShiQing 黄世清
Hoàng Thiếu Long Huang ShaoLong 黄少龙 1938
Hoàng Trúc Phong Huang ZhuFeng 黄竹风
Hoàng Tùng Hiên Huang SongXuan 黄松轩 1888-1938
Hoàng Tùng Cán Huang 黄
Hoàng Vy Huang 黄
Hồ Khánh Dương Hu QingYang 胡庆阳 1972
Hồ Nhất Bằng Hu 胡 1929
Hồ Chương Hu 胡
Hồ Dung Nhi Hu 胡
Hồ Minh Hu Ming 胡明 1971
Hồ Ngọc Sơn Hu YuShan 胡玉山
Hồ Vinh Hoa Hu RongHua 胡荣华 1945
Hồng Trí Hong Zhi 洪智 1980
Hầu Ngọc Sơn YuShan 侯玉山
Hứa Ba Xu Bo 许波 1962
Hứa Ngân Xuyên Xu YinChuan 许银川 1975
Hứa Quốc Nghĩa Xu GuoYi 许国义
Hứa Văn Học Xu WenXue 许文学
Huệ Tụng Tường Hui SongXiang 惠颂祥
Hùng Học Nguyên Xiong XueYuan 熊学元
Gia De Thao
Khương Nghị Chi Jiang YiZhi 姜毅之
Kim Hải Anh Jin 1978
Kim Ba Jin Bo 金波 1969
Kim Tùng Jin Song 金松 1974
Khưu Đông Qiu Dong 邱东 1979
La Thiên Tứ
La Thiên Dương
Lâm Ấu Như Lin 林
Lâm Dịch Tiên Lin 林
Lâm Hoành Mẫn Lin HongMin 林宏敏 1959
Lê Tử Kiện Li 黎
Lê Đức Chí Li DeZhi 黎德志 1972
Lê Huệ Đông Li 黎
Liên Học Chính
Liễu Đại Hoa Liu DaHua 柳大华 1952
Liêu Nhị Bình Liao ErPing 廖二平 1966
Long Cung Long Gong 龙龚
Lổ Chung Năng
Lư Huy Lu Hui 卢辉
Lữ Tồn Hà Lu 吕
Lữ Khâm Lu Qin 吕钦 1962
Lương Mộc Liang 梁
Lương Quân Liang Jun 梁军
Lương Văn Bân Liang WenBin 梁文斌
Lưu Cường Liu Qiang 刘强
Lưu Dục Liu Yu 刘昱
Lưu Điện Trung Liu DianZhong 刘殿中 1948
Lưu Kiếm Thanh 刘剑清
Lưu Minh Liu Ming 刘明
Lưu Tinh Liu Xing 刘星
Lưu Tôn Trạch Liu ZongZe 刘宗泽
Lưu Ức Từ Liu YiCi 刘忆慈
Lưu Văn Triết Liu WenZhe 刘文哲
Lưu Phụng Xuân Liu 刘
Lý Ba Li Bo 李波
Lý Bằng Li Peng 李鹏
Lý Bạch Thuần Li 李
Lý Cảnh Lâm Li JingLin 李景林
Lý Chí Hải Li ZhiHai 李志海 1926
Lý Đức Lâm Li 李
Lý Cường Li Qiang 李强
Lý Định Uy Li DingWei 李定威
Lý Gia Hoa Li JiaHua 李家华 1966
Lý Hồng Gia Li HongJia 李鸿嘉 1977
Lý Hiểu Huy Li XiaoHui 李晓晖 1991
Lý Húc Anh Li 李
Lý Lai Quần Li LaiQun 李来群 1959
Lý Lâm Li Lin 李林
Lý Khánh Toàn Li 李
Lý Kim Quân Li 李
Lý Ngải Đông Li AiDong 李艾东 1964
Lý Nghĩa Đình Li YiTing 李义庭 1938
Lý Quần Li Qun 李群
Lý Quảng Lưu Li 李
Lý Quí Li 李
Lý Quốc Huân Li 李
Lý Thanh Li Qing 李青
Lý Thiện Khanh Li 李
Lý Thiếu Canh Li ShaoGeng 李少庚 1988
Lý Trung Kiệt Li 李
Lý Trung Vũ Li 李
Lý Trí Bình Li ZhiPing 李智屏 1972
Lý Tuyết Tùng Li XueSong 李雪松 1977
Lý Xuân Li Xuan 李轩 1981
Lý Thủ Thanh Li 李
Lý Vạn Niên Li 李
Lý Vĩnh Cần Li YongQin 李永勤
Lý Vọng Tường Li WangXiang 李望祥 1964
Lục Vĩ Thao Lu WeiTao 陆伟韬 1988
Mã Khoan Ma Kuang 马宽 1922
Mã Quốc Lương Ma 马
Mã Nghênh Tuyển Ma 马
Mạch Xưng Hạnh
Mạnh Chiêu Trung Meng ZhaoZhong 孟昭忠
Mạnh Lập Quốc Meng LiGuo 孟立国 1936
Mạnh Thìn Meng Chen 孟辰
Miêu Lợi Minh Miao LiMing 苗利明 1983
Miêu Vĩnh Bằng Miao YongPeng 苗永鹏 1954
Nhậm Đức Thuần
Nhậm Quan Tùng
Nhan Thành Long Yan ChengLong 颜成龙
Ngũ Hà
Nhiệm Kiến Bình
Nghê Mẫn Ni Min 倪敏
Ngô Hiểu Sách
Ngôn Mục Giang Yan MuJiang 言穆江 1952
Nhiếp Thiết Văn Nie TieWen 聂铁文 1978
Ổ Chính Vĩ Wu ZhengWei 邬正伟 1956
Ôn Mãn Hồng
Phạm Tư Viễn Fan SiYuan 范思远
Phan Chấn Ba Pan ZhenBo 潘振波 1973
Phùng Kính Như
Phương Hiếu Trăn
Phó Quang Minh Fu GuangMing 傅光明 1945
Quách Phước Nhân Guo FuRen 郭福人
Quách Lợi Bình
Quách Thuỵ Hà
Quách Chính Tường
Quách Nải Minh
Quách Trường Thuận
Quý Bản Hàm Ji BenHan 季本涵
Sái Phúc Như Cai FuRu 蔡福如 1941
Sái Trung Thành Cai ZhongCheng 蔡忠诚 1948
Sái Tường Hùng Cai XiangXiong 蔡翔雄
Sơn Xương Ích
Từ Hòa Lương Xu HeLiang 徐和良
Từ Kiện Xao Xu 徐
Từ Kiến Miễu Xu JianMiao 徐健秒 1955
Từ Nải Cơ
Từ Siêu Xu Chao 徐超 1981
Từ Thiên Hồng Xu TianHong 徐天红
Từ Thiên Lợi Xu TianLi 徐天利
Từ Từ Hải Xu XuHai 徐徐海
Từ Vân Chi
Tưởng Chí Lương Jiang ZhiLiang 蒋志梁 1946
Tưởng Gia Tân Jiang JiaBin 蒋家宾
Tưởng Phụng Sơn Jiang FengShan 蒋凤山
Tưởng Toàn Thắng Jiang QuanSheng 蒋全胜 1960
Tưởng Xuyên Jiang Chuan 蒋川 1984
Tưởng Trường Hải Jiang 蒋
Tả Vĩnh Tường
Tạ Đan Thiền Xie DanFeng 谢丹枫
Tạ Hiệp Tốn Xie 谢
Tạ Nghiệp Kiến Xie YeJian 谢业枧
Tạ Tịnh Xie Jing 谢靖 1989
Tạ Tiểu Nhiên Xie XiaoRan 谢小然 1911
Tạ Trác Miễn Xie ZhuoMiao 谢卓淼 1979
Tạ Vị Xie Kui 谢岿 1973
Tài Dật Cai Yi 才溢 1984
Tần Vĩnh Tùng Qin JinSong 秦劲松
Tăng Ích Khiêm Zeng YiQian 曾益谦
Tăng Triển Hồng Zeng 曾
Tăng Đông Bình Zeng 曾
Tăng Khải Toàn Zeng QiQuan 曾启全
Tang Như Ý Zang RuYi 臧如意 1938
Tào Lâm Cao Lin 曹霖
Tào Nham Lỗi Cao YanLei 曹岩磊
Thân Bằng Shen Peng 申鹏 1985
Thang Trác Quang Tang ZhuoGuang 汤卓光 1969
Thẩm Vinh Phương
Thiền Hà Lệ
Thôi Nham Cui Yan 崔岩 1956
Thôi Tuấn Cui Jun 崔峻
Thượng Uy Shang Wei 尚威 1962
Tiền Hồng Phát Qian HongFa 钱洪发 1936
Tiết Văn Cường Xue WenQiang 薛文强 1968
Tiết Gia Ngữ Xue 薛
Tiết Chiêm Kim
Tiêu Cách Liên Xiao GeLian 肖革联
Tiêu Minh Lý Jiao MingLi 焦明理
Tô Thiên Hùng
Toàn Hải Long Quan HaiLong 全海龙
Tôn Bác Sun Bo 孙博
Tôn Chí Vĩ Sun ZhiWei 孙志伟 1954
Tôn Dũng Chinh Sun YongZheng 孙勇征 1981
Tôn Hạo Vũ Sun HaoYu 孙浩宇 1986
Tôn Khánh Lợi Sun QingLi 孙庆利
Tôn Thụ Thành Sun ShuCheng 孙树成
Tống Vĩnh Sinh Zong YongSheng 宗永生 1971
Tống Quốc Cường Song GuoQiang 宋国强 1971
Trần Bách Tường Chen BaiXiang 陈柏祥
Trần Đức Nguyên Chen DeYuan 陈德元
Trần Hoằng Thạnh Chen HongSheng 陈泓盛
Trần Hồng Quân Chen 陈
Trần Hữu Phúc Chen 陈
Trần Khải Minh Chen QiMing 1964
Trần Kiến Quốc Chen JianGuo 陈建国
Trần Hàn Phong Chen HanFeng 陈寒峰 1977
Trần Hiếu Khôn Chen XiaoKun 陈孝 1950
Trần Phú Kiệt Chen FuJie 陈富杰 1976
Trần Tân Toàn Chen Quan 陈 全
Trần Tín An Chen XinAn 陈信安 1966
Trần Trác Chen Zhuo 陈卓 1992
Trần Tùng Thuận Chen SongShun 陈松顺
Trần Lệ Thuần Chen LiChun 陈丽淳
Trần Quế Chen 陈
Trần Việt Tiều Chen 陈
Trần Xung Chen Chong 陈冲 1983
Trang Ngọc Đình Zhuang YuTing 庄玉庭 1967
Triệu Hâm Hâm Zhao XinXin 赵鑫鑫 1988
Triệu Khánh Các Zhao QingGe 赵庆阁 1949
Triệu Kiếm Zhao Jian 赵剑 1969
Triệu Kim Thành Zhao JinCheng 赵金成
Triệu Khôn Zhao 赵
Triệu Nhữ Quyền Zhao 赵
Triệu Tùng Khoan Zhao 赵
Triệu Văn Tuyên Zhao Wen 赵文
Triệu Vỹ Zhao 赵 1989
Triệu Lực Zhao Li 赵力 1989
Triệu Quốc Vinh Zhao GuoRong 赵国荣 1961
Triệu Thuận Tâm Zhao ShunXin 赵顺心
Trịnh Duy Đồng Zheng WeiTong 郑惟桐
Trịnh Nải Đông Zheng NaiDong 郑乃东
Trịnh Nhất Hoằng Zheng YiHong 郑一泓 1975
Trịnh Hồng Zheng 郑
Trình Cát Tuấn Cheng JiJun 程吉俊 1988
Trình Minh Chen Ming 程鸣 1990
Trình Phúc Thần Cheng FuChen 程福臣
Trình Tiến Siêu Cheng JinChao 程进超
Trương Ảnh Phú Zhang YingFu 张影富 1962
Trương Cẩm Vinh Zhang
Trương Cường Zhang Qiang 张强 1971
Trương Chí Tín Zhang
Trương Đông Lộc Zhang DongLu 张东禄
Trương Đức Khôi Zhang
Trương Giang Zhang Jiang 张江 1973
Trương Hiểu Bình Zhang XiaoPing 张晓平 1969
Trương Hiểu Hà
Trương Học Triều Zhang XueChao 张学潮 1989
Trương Mai
Trương Tăng Hoa Zhang 张
Trương Thạch Zhang Shi 张石
Trương Thân Hoành Zhang ShenHong 张申宏 1968
Trương Trị Trung Zhang ZhiZhong 张致忠
Trương Quốc Phụng Zhang GuoFeng 张国凤 1975
Uông Dương Wang Yang 汪洋 1984
Uông Sĩ Long Wang ShiLong 汪士龙
Vạn Khải Hữu Wan 万
Vạn Xuân Lâm Wan ChunLin 万春林 1969
Viên Hồng Lương Yuan HongLiang 袁洪梁
Võ Tuấn Cường Wu JunQiang 武俊强 1989
Vu Ấu Hoa Yu YouHua 于幼华 1961
Vu Hồng Mộc Yu HongMu 于红木 1949
Vũ Binh Yu Bing 宇兵 1968
Vương Bân Wang Bin 王斌 1979
Vương Bỉnh Quốc Wang BingGuo 王秉国 1952
Vương Đại Minh Wang DaMing 王大明
Vương Đức Thái Wang DeRu 王德蔡
Vương Đức Quyền Wang De 王德
Vương Dược Phi Wang YueFei 王跃飞
Vương Gia Lương Wang JiaLiang 王嘉良 1932
Vương Gia Nguyên Wang JiaYuan 王嘉元
Vương Hạo Nhiên Wang HaoRan 王浩然
Vương Hiểu Hoa Wang XiaoHua 王晓华 1961
Vương Hướng Minh Wang XiangMing 王向明
Vương Hồng Lục Wang 王
Vương Kiến Hoa Wang 王
Vương Lâm Na Wang LinNa 王琳娜 1980
Vương Quốc Mẫn Wang GuoMin 王国敏
Vương Quốc Đống Wang Guo 王国
Vương Quý Phúc Wang GuiFu 王贵福
Vương Tài Việt Wang 王
Vương Tân Quang Wang XinGuang 王新光
Vương Thạch Cường Wang Qiang 王晟强
Vương Thiên Nhất Wang TianYi 王天一
Vương Thụy Tường Wang RuiXiang 王瑞祥 1987
Vương Vinh Tháp Wang Rong 王荣

Đào Quốc Hưng Vs Nguyễn Thành Bảo

Bình chú: QTĐS Trần Chánh Tâm.
 
Trước vòng đấu cuối cùng của giải cờ Tướng đồng đội toàn quốc 2012, đội TPHCM tạm xếp trên đội Hà Nội nhưng khoảng cách rất sít sao, một cuộc lật đổ hoàn toàn có thể xảy ra. Và vòng 11 đã mở màn vô cùng thuận lợi cho đội Hà Nội khi Lại Tuấn Anh giành được thắng lợi chóng vánh trước Đặng Cửu Tùng Lân. Mọi sự chú ý lúc này dồn hết vào bàn đối đầu trực tiếp giữa hai đội: Đào Quốc Hưng – Nguyễn Thành Bảo. Đào đại sư sẽ giữ được cúp vàng cho TPHCM, hay “Tây Độc” sẽ giúp Hà Nội lên ngôi sau nhiều năm khao khát?

 
1. M8.7 B3.1 2. P8-9 M2.3 3. X9-8 X1-2

Bày trận Khởi Mã sở trường nghênh chiến "Việt Nam đệ nhất nhân", danh thủ Đào Quốc Hưng đặt mục tiêu thủ hòa. ĐCQTĐS Nguyễn Thành Bảo cũng đã dự liệu khai cuộc đối phương sẽ chọn nên anh đi cờ rất nhanh. Tình thế đến đây vẫn hết sức bình lặng.

4. B3.1

Trước đây nước tiến Xe tuần hà hoặc quá hà nhằm tránh bị hậu phong tỏa được ưa chuộng hơn, nhưng hiệu quả thu được cũng chỉ ở mức trung bình, nên sau này xuất hiện nước B3.1 cải tiến. Tiếp theo Xanh có nhiều cách đối phó, nhưng tất cả đều dẫn đến so đọ tán thủ nên rất khó đưa ra đánh giá chính xác về thế trận này.

4. ... P2.4

Xanh quyết định tiến Pháo phong Xe, có cảm giác đây là nước cờ tốt nhất trong tình thế hiện tại. Nhưng qua thống kê thực chiến, tiên thắng gần như tuyệt đối khi hậu chọn nước biến này! Như ván Hứa Ngân Xuyên – Vương Thiên Nhất (2010), Hứa đi tiếp: M2.3 P8.4, T7.5 P8-7, B7.1 B3.1, T5.7 X9.1, M7.6 X9-4, M6.4 X2.4, M4/3 P2-7, X8.5 M3.2, T3.5 X4.3, B9.1 M8.7, B1.1 P7-6, X1.1 B7.1, B3.1 X4-7, M3.4 M2.3, P9.4 M3/1, P2-4 M1/3, P9/5 X7.2, B1.1 B9.1, X1.4 T3.5, P9.8 S4.5, S6.5 S5.4, P9-8 M7/5, X1.3 X7/2, X1/5 P6-7, P8-4 Đỏ ưu thế, cuối cùng Hứa giành được chiến thắng sau 110 hiệp kịch chiến.

Quay trở lại ván đấu, danh thủ Nguyễn Thành Bảo nhanh tay P2.4 sắc mặt không đổi, ngang nhiên đi vào tử địa, chúng ta có thể đoán chắc rằng anh đã phục sẵn phi đao ...

5. M2.3 P8-5

Xanh nhập trung Pháo, giữa trời quang mây tạnh bỗng vang lên tiếng sấm!

6. X1-2

Đỏ có thể cân nhắc P2.6 ép Mã, mỗi bên phong tỏa 1 cánh.

6. ... M8.7 7. P2-1 B5.1

Đỏ bình Pháo biên thông Xe nhưng lại tạo cơ hội cho Xanh thúc Tốt đầu tấn công, so ra không bằng P2.2 kiên cố tuyến phòng thủ bờ sông, sau đó có thể B7.1 đổi Tốt phá vỡ thế phong tỏa của Xanh. Nắm được nước mềm của đối phương, Xanh lập tức phát động tấn công trung lộ, nước cờ nhạy bén.

8. S6.5 X9.1 9. T7.5 X9-6 10. X2.6

Đỏ tiến Xe kiểm soát hàng Tốt đối phương, nước cờ tất phải đi, nếu không Xanh sẽ ung dung triển khai thế công trung lộ, lúc đó Đỏ toàn quân tê liệt khó lòng chống đỡ.

10. ... M7.5 11. M3.2

Lúc này ở một bàn đấu quan trọng khác, danh thủ Lại Tuấn Anh đã đem về thêm 1 điểm cho đội Hà Nội. Như vậy muốn bảo vệ được ngôi vương cho đội TPHCM thì QTĐS Đào Quốc Hưng buộc phải xông lên chứ không thể thủ hòa như kế hoạch ban đầu nữa. Đỏ mạo hiểm phóng Mã nhằm đẩy trận đấu vào thế một mất một còn, nếu đổi lại X2-3 thì Xanh B5.1, B5.1 P5.3 (nếu Xanh M5.4 thì M7/6, Xanh chưa đủ lực dứt điểm), M3.5 thế Đỏ không kém nhưng cũng khó lòng giành được ưu thế.

11. ... B5.1 12. M2.3 X6.2 13. M3.2

Thêm một nước đi mạo hiểm của Đỏ dẫn đến tình thế hai bên đều không còn đường lùi. Đỏ cũng có thể chơi: B5.1 P5.3, M3.2 X6.5, X8-6 trong thế giằng co Đỏ vẫn nhỉnh hơn một chút.

13. ... X6-8


Xanh chấp nhận đổi Xe vì sau đó ăn hơn được Tốt đầu, tuy Tướng xấu nhưng tạm thời chưa có gì đáng ngại.

14. M2/4 Tg.1 15. M4/2 B5.1 16. X8-6 P2.1

Đỏ tìm cách thoát Xe lên phối hợp với Mã đang đơn độc ở tiền tuyến, lẽ ra Xanh phải lập tức ngăn lại. Nhưng có thể do áp lực của tấm huy chương vàng quá lớn, và lo ngại ý đồ P9-8 đuổi Xe mà Xanh đã bỏ qua phương án B5-4. Xét kỹ thì nước P2.1 này là nguyên nhân khiến Xanh gặp nhiều sóng gió, nếu đổi lại B5-4 sẽ đủ sức đánh hòa: B5-4, P9-8 P5-4, tiếp theo Đỏ đổi hay không đổi Xe cũng đều rất khó triển khai tấn công.

17. X6.6

Đỏ lập tức nắm bắt chiến cơ tiến Xe quá hà mở rộng thế công, cuộc diện đã có phần sáng sủa.

17. ... B5.1 18. Tg-6 P5-7 19. T3.5 P7.1

20. X6/3 X2.3


Hai bên trổ hết tài nghệ giao tranh kịch liệt, ánh đao bóng kiếm loang loáng khiến người xem hoa cả mắt. Tình thế hiện tại cực kỳ căng thẳng, chỉ một sơ suất nhỏ cũng phải trả giá rất đắt. Đỏ càng đánh càng hay, đến đây lùi Xe chiếm cứ yếu đạo, chuẩn bị B3.1 đánh Pháo. Xanh lo ngại ý đồ đó nên tiến Xe tìm cách đổi, nhưng đây lại là nước đi sai lầm tạo điều kiện cho Đỏ nhảy Mã ngọa tào thế công càng lúc càng lớn mạnh. Xanh nên đổi lại P2/6 phòng thủ trước, tiếp theo lại có thể P2-4 chiếu Tướng, hy vọng đánh hòa không nhỏ.

21. M2.3

Đỏ nhảy Mã tuyệt diệu, Xanh không thể đổi Xe, chiến thắng đã đến rất gần với danh tướng Sài thành.

21. ... P2/1 22. B7.1 B3.1

Ăn Tốt chờ đợi Đỏ sai lầm, thật sự lúc này Xanh không còn cách nào khác.

23. P1.4 B3-4

Tuy đã chiếm ưu thế rất lớn nhưng nếu không tỉnh táo thì Đỏ hoàn toàn có thể đánh rơi chiến thắng. Ở đây nếu Đỏ đi tiếp X6.1 thì Xanh có nước P2-8, nếu Đỏ tiếp tục sai lầm P1-2 P8.3, Tg.1 X2.5, Tg.1 Tg-6 thắng bại khó lường.

24. M7.6 X2-4 25. X6-8

Đỏ có thể chơi P9-6 chuẩn bị M6.5, Xanh rất khó chống đỡ.

25. ... X4.2 26. Tg-5 M5/7

Nếu Xanh đổi lại Tg-6 thì Đỏ P1.2 Tg.1, T5/7 mở đường P9-4, Xanh cũng không thể chống đỡ.

27. X8.5 X4/4 28. P1.2

Phế Pháo nhanh nhẹn, tiếp theo Đỏ có đòn M3/4 đánh chết Xe nên Xanh nhận thua. Trong một ngày thi đấu xuất thần cộng thêm chút may mắn, QTĐS Đào Quốc Hưng đã giành được chiến thắng cực kỳ quan trọng, qua đó vươn lên xếp hạng 6 chung cuộc và góp công lớn giúp đội TPHCM đăng quang năm thứ 3 liên tiếp!

Nguồn: hoiquancotuong.com

Ngũ lục pháo đối bình phong mã hiện đại - Đào Quốc Hưng Vs Nguyễn Hoàng Lâm

(25.02.2012) Đào Quốc Hưng -tiên bại- Nguyễn Hoàng Lâm
 
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3

4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1

7. P8-6


Ở vào thế không còn gì để mất, QTĐS Đào Quốc Hưng không chọn những khai cuộc tán thủ sở trường mà chơi Trung Pháo tấn công ngay từ đầu, quyết một trận sinh tử. ĐCQTĐS Nguyễn Hoàng Lâm tỏ ra không hề e dè khí thế của đối thủ, mạnh mẽ ứng phó bằng trận Bình phong Mã tiến Tốt 7 giàu sức phản công. Đến nước 7, trước phương án bình Pháo đổi Xe, Đào đại sư chọn chơi Ngũ lục Pháo là biến hóa xuất hiện nhiều trong các giải lớn Trung Quốc thời gian gần đây, bên tiên thu được hiệu quả khá tốt. Xin nêu ra một vài dẫn chứng thực chiến:

. Ván Đường Đan - Trương Quốc Phụng (vòng 11 giải cá nhân nữ toàn Trung Quốc 2011), đến đây hậu đi: M3/5, P5.4 M7.5, X3-5 P2-5, T7.5 X1.2, X9.1 X1-2, M8.7 X2-4, P6.2 M5.7, X5-3 P5.1, P6-5 S4.5, X9-8 P9-7, X3-4 T7.5, X8.8 X8.7, M3/5 X4/2, P5.3 T3.5, X8-6 Tg-4, M7.6 tiên thí quân dũng mãnh, đại chiến đến hiệp 46 thì hậu buông giáo quy hàng, qua đó Đường Đan vinh dự trở thành nhà Quán quân nữ toàn Trung Quốc năm 2011.

. Ván Triệu Quốc Vinh - Trương Thân Hoành (vòng 17 giải đồng đội Trung Quốc 2011), đến đây hậu đi: X8.5, M8.7 X8-3, X9-8 X1-2, X8.3 S4.5, B5.1 P9-7, X3-2 T3.5, M3.5 X3/1, P6/1 P2-1, X8.6 M3/2, B5.1 B5.1, P6-7 X3-2, M7.6 X2.4, X2-7 M2.4, X7/3 S5/4, P5.3 P7-5, P7-5 hai bên giằng co, đến hiệp 62 ĐCĐS Triệu Quốc Vinh đã giành được thắng lợi bằng kỹ xảo Mã Binh vô cùng đặc sắc.

Quay trở lại ván chung kết lượt về, hậu đã đối phó trận Ngũ lục Pháo của đối thủ bằng một phương án hết sức bất ngờ:

7. ... X8.4


Phương án chưa từng xuất hiện trong các giải đấu chính thức! Trong một trận chung kết mang tính quyết định, Nguyễn Hoàng Lâm vẫn can đảm chơi nước biến "rừng rú", thể hiện sự tự tin vào năng lực bản thân. Tuy nước đi này rất mạo hiểm, nhưng căn cứ vào diễn biến tiếp theo có thể thấy đây là quyết định sáng suốt của hậu, nước cờ lạ khiến đối thủ lúng túng, ứng phó không chính xác dẫn đến bị động hoàn toàn.

8. M8.7 P9-4 9. P6.5

Mọi phương án chuẩn bị trước trận đấu đều bị vứt bỏ, 2 danh thủ hàng đầu Việt Nam bắt đầu cuộc tỉ thí nội lực ngay khi giai đoạn khai cuộc còn chưa kịp kết thúc. Sau khi tung ra nước cờ kỳ quái X8.4 bảo vệ Tốt 7, hậu lại khiến người xem hoa cả mắt khi đi tiếp P9-4 vừa ngăn ngừa nước M7.6, vừa dọa P4.2 bắt chết Xe. Trước tình thế đó, tiên hiến Pháo để sau đó bắt lại Mã, trước mắt phá vỡ được âm mưu bắt Xe của hậu, cũng là một cách chơi khá tốt. Nhưng phân tích sau ván đấu, tiên nên đổi lại B3.1 sẽ tốt hơn, nếu hậu B7.1 thì X3/2 P4-7, X3-4 X1-2, X9-8 X8-7, X8.6 M7.8, X4/2 P7.2, M7.6 tiên ưu.

9. ... P2-4 10. X3.1 Pt-5 11. S6.5 X1-2

12. X3.2 X8/2 13. X3/1 P4-5 14. T7.9


Giai đoạn trên hai bên đi những nước cờ có lực, tình thế hiện tại vẫn là tiên chủ động hơn. Nhưng ở nước 14 do muốn xuất Xe mà tiên đã T7.9 vô tình lộ ra điểm yếu trung lộ, đây chính là căn nguyên khiến tiên đánh mất thế chủ động, hậu từng bước phản công dựa trên uy lực của song Pháo.

14. ... B5.1 15. X9-6 B5.1 16. P5.2

Hiện cuộc diện rơi vào thế hỗn chiến là sở trường của Nguyễn Hoàng Lâm. Không hổ danh là tay cờ có lối công sát hung hãn, chỉ một nước "mềm" của đối thủ là hậu khai thác ngay, liên tục thúc Tốt giữa khiêu chiến. Tiên ứng phó bằng nước P5.2 thiếu thỏa đáng, tuy thế cờ vẫn giằng co nhưng hậu đã bắt đầu có thế công. Tiên nên đổi lại X6.7 vẫn còn kiểm soát được cuộc diện.

16. ... X2.7 17. X6.2 X2-1 18. X3/2

Nước đi vô ích, nên đổi lại X3/3 bắt Tốt thực lợi.

18. ... M3.5 19. X3-4 X1.2 20. M7/6 X1/3

21. P5.3 T3.5 22. B5.1 M5/3 23. X4-7 T5/7

Thoái Tượng để Xe bảo vệ Mã, lại có thể tiếp theo X8-5 gây sức ép trung lộ, nước hay!

24. X7-6 X8-5 25. B7.1 X5.3 26. T3.5

Lên Tượng sai lầm khiến tình thế càng khó khăn. Tiên nên đổi M6.5, nếu hậu X1.3 thì Xs/2, tuy tiên thất thế nhưng vẫn còn khả năng uy hiếp đối thủ.

26. ... X1.3 27. M3/1 P5.6 28. S5.4 S6.5

29. B7.1 M3.5 30. B7.1 P5/1 31. B7.1 P5-3

32. S4.5 P3.3 33. M6.7 P3/1 34. Xs/2 X1-4

35. Tg-6 P3-9


Giai đoạn trên hậu liên tiếp phản đòn mạnh mẽ, đến đây ăn hơn quân, thế cờ đã không thể nào thua, ánh hào quang của chức vô địch đã hiển hiện.

36. B7.1 P9-8 37. B7-6 S5/4 38. X6.3 Tg.1

39. Tg-5 P8/1 40. M7.9 X5-1 41. M9/8 M5.4

42. X6-3 X1.4 43. M8/6 M4.3 44. X3/1 Tg/1

45. X3.1 Tg.1 46. X3/1 Tg/1 47. Tg-4 P8/2


Nếu hậu vội vàng M3.4 thì tiên S5/6 X1-4, Tg.1 X4/1, Tg/1 X4/4, X3/2 tuy hậu ưu thế nhưng tiên vẫn còn cơ hội.

48. X3-4 P8-2 49. X4/2 X1-4

Sát cuộc thí Xe đẹp mắt! Tiếp theo hậu có đòn P2.4 rồi M3.4, thấy không thể chống đỡ được nên đến đây QTĐS Đào Quốc Hưng nhận thua. Xin chúc mừng danh thủ Nguyễn Hoàng Lâm - nhà vô địch Việt Nam năm 2012!

Nguồn từ: hoiquancotuong.com

Sách Cờ Tướng Tàn Cuộc Thực Dụng

Sách cờ tướng tàn cuộc được viết bởi nhóm tác giả Phạm Tấn Hòa, Lê Thiên Vị, Quách Anh Tú. Nhóm tác là đều là các danh thủ được giới cờ tướng quý mến và đánh giá cao.




Cuốn sách bao gồm những thế cờ tàn thực dụng thường gặp trong thực chiến, học tập những ván cờ tàn này sẽ giúp bạn nâng cao sức cờ tàn.
Cờ tàn là giai đoạn cuối của ván cờ. Khi cuộc chiến diễn ra trên bàn cờ, lực lượng đôi bên bị tiêu hao dần và thế cờ được đơn giản, trận đầu đi vào giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là tàn cuộc. Cụ thể còn lại bao nhiêu quân thì chua có một sự nhất trí rõ rệt giữa những nhà
nghiên cứu lý luận về cờ, nhưng mặc nhiên người ta cũng thừ nhận mỗi bên chỉ còn 1, 2 quân chiến đầu và cài con tốt, lực lượng phòng vệ sĩ, tượng thì không kể, nhưng thông thường đôi bên cũng bị tổn thất ít nhiều.

Bạn đọc muốn tải ebook này vui lòng comment và để lại email bên dưới tôi sẽ gửi mail cho các bạn. Tôi chia sẻ không vì mục đích thương mại.

Tải Game Cờ Tướng Cho Điện Thoại | game co tuong

Tai game co tuong

tai game co tuong miễn phí dành cho điện thoại di động, máy tính bảng. Bạn là người thích chơi cờ tướng thì đây là ứng dụng dành cho di động không thể thiếu cho bạn.



Mô tả Game chơi cờ đẳng cấp trên di động, đấu trí online, so tài cao thủ Cờ Thủ Online mang tới cho bạn sự trải nghiệm khác biệt so với các sản phẩm khác với giao diện rất dễ sử dụng, tính năng thông minh cùng hệ thống ổn định.

Bao gồm các game cờ nổi tiếng: - Cờ Tướng - Cờ Úp - Cờ Vây - Cờ Thế - Cờ Caro Ngoài việc chơi đối kháng, các bạn cũng có thể thưởng thức các cuộc đấu đỉnh cao thông qua chức năng ngồi xem. Bạn cũng có thể chơi với máy để luyện tập kỹ năng chơi cờ của mình. Cờ Thủ cung cấp đầy đủ hệ thống level thông minh, chức năng VIP, đại gia cho user để thể hiện đẳng cấp trong mạng xã hội Cờ Thủ.

Hệ thống games: Bao gồm các game cờ nổi tiếng: Cờ Tướng, Cờ Úp, Cờ Vây, Cờ Thế và Cờ Caro. Luật chơi chặt chẽ, thông mình hệt như ngoài đời thật. Giao diện đẹp, âm thanh chuyên nghiệp cùng khả năng tương tác vô cùng dễ dàng giữa những người chơi. Tính năng mới: Hấp dẫn với các phòng chơi Solo. Thoải mái chiêm ngưỡng những trận đấu đỉnh cao nhờ tính năng “ Đứng xem”. Kết nối nhanh và ổn định, khôi phục ván chơi khi mất kết nối. Tìm và gợi ý bạn chơi phù hợp. Đăng ký tài khoản miễn phí và tặng tiền mỗi ngày. Phòng luyện tập miễn phí với Robot thông minh. Thoải mái kết bạn, chat và trao đổi tin thư,… Giao diện mang đậm phong cách dân gian thuần Việt.

Cùng trải nghiệm và khẳng định sự khác biệt với Cờ Thủ!!!

http://hayvl.me/u/EVvRUh

http://hayvl.me/u/EVvRUh

http://hayvl.me/u/EVvRUh