Thuận pháo vương Phạm Tấn Hòa

 
Năm 1974, giới chơi cờ đồng cảm phục phong danh hiệu "Thuận pháo vương" cho kỳ thủ Phạm Tấn Hòa, một trong những tinh hoa của làng cờ tướng thành phố với bí kíp khai triển hai ngọn pháo xuất quỷ nhập thần.

Bí kíp lót vali


Năm 1959, kỳ vương Hồng Kông Lý Chí Hải sang Sài Gòn thi đấu, mang theo một cuốn sách quý về cờ tướng. Hồi đó, sách Trung Quốc bị cấm ở Việt Nam vì nhiều lý do. Để trót lọt, kỳ vương Hải đã phải tháo bỏ bìa sách, xé từng trang sách rời rạc đem lót dưới đáy vali, hành lý... xem như những tờ giấy lộn. Sang tới Sài Gòn, kỳ vương được kỳ thủ Việt Nam Nguyễn Văn Anh đãi đằng thân mật lắm, nói như ông Hòa thì "sáng cháo, chiều cơm, tối yến"... Cảm phục tình thâm giao, kỳ vương Hải gom những trang sách đó lại, tặng cho người bạn cờ Việt Nam. Ông Anh mới đóng lại thành một cuốn, coi như sách gối đầu giường.
Năm 1969, như duyên trời định, ông Anh tặng lại Phạm Tấn Hòa cuốn sách quý, thậm chí lúc đó ông Hòa cũng không biết nó tên gì nhưng ông dám chắc "ngoài tôi ra không ai có cuốn thứ hai". Đọc nghiến ngấu cuốn sách, ông Hòa thấy nó quá hay, biến hóa khôn lường, đặc biệt ông rất tâm huyết thế trận thuận pháo. Năm 1971, ông Hòa đã phần nào cảm nhận được tinh hoa của thế trận, bắt đầu sử dụng vào những ván cờ, qua đó chiếm nhiều thượng phong. Phải đến 3 năm sau, ông Hòa mới cho rằng mình tạm thời đã nghiên cứu và lĩnh hội xong cuốn sách, lúc đó ông mới biết tên nó là Tượng kỳ trung phong của soạn giả Vương Gia Lương người Trung Quốc.

Diệt tuyệt sư thái Lê Thị Hương



Khoảng thập niên 80, làng cờ TP.HCM bỗng nổi lên một nữ kỳ thủ chẳng màng gia đình, chồng con, chỉ mê đánh co tuong độ, đánh đâu thắng đó. Vì coi thường “bóng hồng” lẻ loi mà không biết bao kẻ trượng phu đã phải thất cơ. Cảm phục tài năng, “nhất sát” Lê Thiên Vị đã gọi cô là “Diệt tuyệt sư thái”. Cô là Lê Thị Hương, hiện là tuyển thủ Hội cờ TP.

Diện kiến 

Theo lời giới thiệu của một đạo diễn rất mê cờ, rằng “nói đến kỳ nhân vỉa hè, phải tới được cỡ Diệt tuyệt sư thái, bà này sáng sáng xách giỏ đi chợ, kiếm tiền đánh độ về nuôi chồng con...”. Chúng tôi đã tới khu Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, nơi sư thái vẫn hay “hành hiệp” ở các quán cà phê nhưng không thấy. Hỏi ra, mới biết cô đã chuyển nhà về dưới Q.1, chẳng biết ở đâu...
Phải hỏi đến hội cờ, mới biết nhà Lê Thị Hương hiện ở đường Trần Quang Khải. Mới đến đầu ngõ, hỏi nhà “chị Hương đánh cờ” thì hàng xóm ai cũng biết. Nhà sư thái tối om, cũ kỹ, trong nhà dựng xe máy nhưng cửa ngoài mở, gọi mãi chẳng thấy ai thưa. Bấm chuông thì chuông hỏng. Kêu bà hàng xóm tới, gọi thật to thì mới thấy trong nhà có tiếng mở cửa cái “rầm”. Một người đàn bà gầy ốm, tóc rối bù xù bước ra “có chuyện chi không”. Đó là Diệt tuyệt sư thái! Hôm nay sư thái bệnh, ngủ dậy hơi muộn. Lúc đó đã hơn 10 giờ sáng.
Tôi lại phải chạy về cơ quan vì sư thái hẹn “nói chuyện” tại nhà cô vào lúc chính ngọ, cái giờ mà bụng người đời đã sôi sùng sục lên vì đói. Đúng 12 giờ trưa, quay lại thì sư thái đã tỉnh ngủ nên đem lại một sự vững tâm hơn. Hóa ra sư thái cũng hiền lành, nói chuyện đến cờ, cô vui vẻ hẳn, cười liên tục.

Đường vào “cờ thế giang hồ độ”


Lê Thị Hương sinh năm 1961, đàn bà tuổi con trâu, Tân Sửu. Nghe nói, hồi nhỏ bé Hương nghịch ngợm khác người, ông bố muốn con đằm tính lại nên dạy cho cô chơi cờ tướng. Chẳng ngờ bé Hương lại có năng khiếu bẩm sinh. Khi đã lần lượt vượt qua bố, qua các anh thì tên tuổi Hương cũng đã lẫy lừng cả xóm, đánh đâu thắng đó. Mê cờ, bé Hương bỏ học sớm, vừa phụ giúp gia đình buôn bán vừa kiếm tiền từ đánh cờ độ. Rồi biến cố đã ập đến với Hương khiến đời cô chuyển hẳn sang ngã rẽ khác. Năm 1976, mẹ cô mất. Rồi đến năm 1978, bố Hương qua đời. Hương bỏ hẳn buôn bán, mưu sinh bằng đánh cờ độ. “Đánh độ, lúc thắng, lúc thua. Thua hết tiền lại về buôn bán kiếm tiền đánh tiếp. Cả chục năm trời”, Hương kể. Khi quanh khu vực nhà cô ở đã không còn đối thủ, mình Hương thân gái dặm trường đã dám tìm tới khiêu chiến ở những sòng cờ khác quận. Tiền lận lưng cũng đâu có nhiều, giỏi ra thì được khoảng 1 chỉ vàng vào thời đó. Vừa mưu sinh, vừa mê cờ, bẵng đi một quãng đời thanh xuân tươi đẹp, Hương mới lấy chồng, sinh con...

Võ lâm nhất sát Lê Thiên Vị


Vang danh chốn giang hồ cờ độ; nhiều lần bước lên đỉnh vinh quang ở các giải thi đấu co tuong lớn; nhưng có phải cuộc đời của các kỳ vương sẽ “hoành tráng” như các danh hiệu họ đã đoạt được? Hay là nghiệp cờ vốn bạc? Loạt bài này nói về quá khứ lẫy lừng và hiện tại của một số kỳ vương còn sống ở Sài Gòn, qua đó hầu giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới “cờ thế giang hồ độ”. Bấm vào đây để nghe đọc bài

Trái ngược với lời đồn đại trong giang hồ – kẻ đứng đầu “Võ lâm tam sát” Lê Thiên Vị lại là một bậc đức cao trọng vọng. Có thể nói, đến giờ, ông là một trong số ít các kỳ vương sống được bằng nghề chính đáng, tuy không giàu sang nhưng viên mãn, có phúc phần.

Người đặt tên cho giang hồ

Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “phục binh yếu lộ”... Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất... kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”... Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.

Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời  thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời”  môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”. Tỷ như kỳ thủ Dương Thanh Danh, có dáng người ốm, lòng khòng, ông Vị đặt hiệu cho là Khô Mộc thiền sư. Anh Trương A Minh, kỳ thủ có cặp lông mày bạc trắng được đặt hiệu Bạch mi ưng vương. Ông Vị nói: “Đặt tên, gọi hoài, đến giờ chết tên luôn”. Riêng giới nữ, ông Vị còn đặt tên cho 2 người: Diệt Tuyệt sư thái Lê Thị Hương và Kim Hoa bà bà Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo.

Bản lĩnh “nhất sát”

 
Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943.
Một ngày tháng 12.2008, hẹn gặp ông ở Hội cờ 143 Nguyễn Du, Q.1, kẻ hậu bối là tôi thử “kiểm tra” mới thấy Lê Thiên Vị còn minh mẫn lắm. Năm 1965, ông có được một cuốn sách cờ được coi là “quý hiếm” vào giai đoạn đó, cuốn Toàn đồ bách cuộc phổ của Trung Quốc. Thoăn thoắt bày các quân cờ lên bàn, ông Vị nhớ lại: “Đây là ván cờ thế “khưu dẫn hàng long” trong sách, một trong những thế cờ thuộc hàng giang hồ danh cuộc”. Hồi đó, để phá thế này, ông Vị đã phải mày mò, nghiên cứu cả tháng trời. 43 năm sau, Lê Thiên Vị vẫn nhớ về nó như một thế cờ tâm đắc nhất.

Dương Quan Lân Những Năm Đầu Tiên Ở Quảng Châu Hồi 2


HỒI 2: NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU TIÊN Ở QUẢNG CHÂU




Ngũ Dương (5 con dê) - biểu tượng của Dương Thành.



Sau khi tới Quảng Châu, Dương Quan Lân tá túc tại một khu chợ đông người. Hằng ngày từ lúc sáng sớm cho đến tối mịt, Dương Quan Lân vẫn thường phải đi đến những nơi công cộng gần đó, vừa khám phá cuộc sống nơi này, vừa tìm người đánh cờ kiếm độ. Những lần va chạm nhỏ lẻ trên đường phố đó đã giúp cho Dương Quan Lân kiếm đủ tiền trang trải qua ngày, nhưng quan trọng nhất đối với Dương là nhờ vậy mà ông biết thêm được nhiều thông tin thú vị về các cao thủ Quảng Châu và nơi họ thường xuyên tụ họp. Thuở ấy, trong thành Quảng Châu có 4 nơi dân cờ thường hay hẹn nhau tới chơi và cáp độ, người dân gọi là "Tứ đại tùng lâm" bao gồm Đại Phật Tự, Hoa Lâm Tự, Quang Hiếu Tự và Hải Tràng Tự, trong đó Hải Tràng Tự là chỗ đông vui và náo nhiệt nhất. Dương Quan Lân quyết định sẽ qua nơi đó xem sao.

Dương Quan Lân Lập Chí Giang Hồ


MỘT THỜI PHIÊU BẠT CỦA DƯƠNG QUAN LÂN

Lời tác giả Mai Quý Lân: câu chuyện sau đây được viết dựa trên tác phẩm "Dương Quan Lân, kỳ đàn tôn sư" của tác giả Ân Ba (Trung Quốc).

Trong làng cờ Tướng Trung Hoa, có 1 người được tất cả ngợi ca như một vị tôn sư đáng kính, với những trận đánh oanh liệt, những chiến tích hào hùng đã trở thành giai thoại dân gian không thể nào phai nhạt. Người mà bề ngoài dung dị, mộc mạc nhưng lại là tay cờ giang hồ khét tiếng bậc nhất Trung Hoa, đã từng trèo non vượt biển khắp Nam Bắc Đông Tây, đã sống một đời với cờ, vinh quang và thăng trầm cùng nó. Người đó là một bậc đại tôn sư trong giới cờ, công phu ở mức thượng thừa, uyên thâm sâu sắc, đã đạt đến cảnh giới của một "Ma kỳ" đệ nhất. Đó chính là kỳ vương Dương Quan Lân !

Dương Quan Lân từng nói rằng: "Thuở nhỏ tôi là 1 cậu bé không thông minh, do ham mê mà cố học cờ. Sau này khi rời xa quê hương, một mình phiêu bạt, trải nhiều sóng gió mới học hỏi được thêm biết bao điều bổ ích, kỳ nghệ từ đó mà được nâng cao ...".

Giới Thiệu Về Khương Thái Công Hứa Ngân Xuyên

 Giới Thiệu về Khương Thái Công Hứa Ngân Xuyên



Hình ảnh về Khương Thái Công Hứa Ngân Xuyên

Hứa Ngân Xuyên sinh năm 1975 người huyện Huệ Lai tỉnh Quảng Đông. Thuở nhỏ được chính phụ thân dạy cờ nên khi mới ở độ tuổi thiếu niên đã sớm hiển lộ được tài năng xuất chúng và được bạn bè nể phục. Năm 12 tuổi tiên sinh được nhận vào đội tuyển cờ tướng của tỉnh Quảng Đông, nơi có truyền thống về kỳ nghệ mạnh nhất của quốc gia Trung Hoa. Tại đây, tiên sinh được huấn luyện trong 1 môi trường khắc nghiệt và đầy nghiêm ngặt. Chỉ 1 năm sau, ở tuổi 13, cái tên Hứa Ngân Xuyên đã bắt đầu gây sóng gió và được giới hâm mộ cờ tướng chú ý nhiều hơn khi xuất sắc giành được ngôi quán quân giải vô địch cờ tướng thiếu niên toàn Trung Quốc. Kể từ đó, với sự tự tin cao độ từ thành tích đầu tiên đó, kỹ thuật chơi cờ của tiên sinh đã không ngừng tiến bộ 1 cách chóng mặt. Đến năm 17 tuổi công lực của Hứa Ngân Xuyên tiên sinh đã thâm hậu lắm rồi.
Lúc này ở Quảng Đông, đại kỳ sư Lữ Khâm đang là 1 ngôi sao sáng chói, là Tượng Kỳ Thiên Hạ Đệ Nhất Nhân. Sau thời kỳ của Ma Kỳ Dương Quan Lân, vùng Hoa Nam mới có thêm 1 bậc kỳ vương thứ 2. Lữ đại sư trong những năm cuối cùng của thập kỷ 80 từ sau những thất bại xương máu của bản thân đã biết đúc rút ra nhiều kinh nghiệm chiến trường quan trọng nên đã sớm hoàn thiện, trở thành 1 cao thủ tuyệt đỉnh và khó bị đánh bại nhất thời bấy giờ. Lối chơi cờ vốn đã linh hoạt, sắc sảo, đa dạng, đầy khí thế nay lại có thêm sự kiên trì, chắc chắn, chặt chẽ hơn rất nhiều trong giai đoạn cờ tàn đã khiến Lữ gần như trở thành nhân vật bất khả chiến bại trong làng cờ, Ông góp mặt trong hầu hết những trận chiến tranh ngôi đỉnh cao nhất của cờ tướng. Dương Quan Lân rất khen ngợi Lữ về điều này bởi trước đây khi Lữ còn nhỏ tuổi theo học ông, ông đã từng khuyên Lữ nên từ bỏ lối chơi cảm tính và mãnh liệt của mình để chuyên tâm tu dưỡng học theo lối đánh chính thường “công chắc thủ vững, từng bước tiến lên” của cờ tướng Trung Hoa mà người đại diện tiêu biểu cho nó không ai khác lại chính là Dương Quan Lân – bậc thầy về tàn cuộc chiến pháp.Lữ Khâm vươn lên đỉnh cao của cờ tướng Trung Quốc và mọi con mắt lại đổ dồn về Quảng Đông – vùng đất lâu đời, hội tụ tinh hoa nhân tài của cả miền Hoa Nam rộng lớn. Mỗi khi xuân về, giải đấu Ngũ Dương Bôi tranh ngôi bá chủ làng cờ lại được tổ chức và diễn ra hết sức hấp dẫn. Chính vì đây là 1 cuộc đấu cực kỳ gian khổ và khó khăn nên về sau nó dần dần trở lên nổi tiếng và được lan truyền đi rất xa vượt ra cả ngoài lãnh thổ Trung Hoa, trở thành 1 niềm tự hào của người dân Quảng Đông. Lúc này Hứa Ngân Xuyên mới chỉ là 1 cậu bé còn đang được dìu dắt thêm trong môi trường đào tạo kỳ thủ cao cấp của tỉnh. Trong suốt quãng thời gian này, không ai nghi ngờ về sức cờ của Tiểu Hứa nhưng để có thể vươn lên tầm như đại sư huynh Lữ Khâm của mình thì còn là 1 thách thức quá lớn đối với 1 cậu bé như Hứa. Trong quãng thời gian này, Lão kỳ vương Dương Quan Lân được giao trọng trách sẽ huấn luyện đặc biệt cho những thần đồng của Quảng Đông trước khi bắt đầu 1 kỳ vận hội quốc gia quan trọng trong đó có cả Hứa Ngân Xuyên tiên sinh.Đấy chính là 1 cơ may lớn cho tiên sinh để có thể học hỏi hơn nữa nhiều kinh nghiệm thi đấu thực tiễn phong phú từ 1 cao thủ trứ danh hàng đầu. Nhờ có sự học hỏi, nghiên cứu 1 cách chuyên sâu và chuẩn mực hơn này mà phong cách kỳ nghệ của tiên sinh cũng bắt đầu được định hình ngay từ khi tiên sinh mới chỉ là 1 thanh niên trẻ tuổi lòng còn đầy những khát vọng và ước mơ. Dựa trên nền tảng về tư duy cờ tướng linh mẫn, tính cách điềm đạm và khá kín đáo của mình. Hứa Ngân Xuyên tuy còn rất trẻ nhưng chơi cờ lại đầy chiến lược, uyên thâm và vô cùng lão luyện. Nước cờ của tiên sinh rõ ràng, mạch lạc, tư duy nhanh nhạy, chặt chẽ nhưng cũng không kém phần tinh tế, sâu xa. Thiên hạ cho tiên sinh là xuất chúng gọi là Thiếu niên Khương Thái Công.

Năm 17 tuổi, tiên sinh có cuộc gặp gỡ với thiên tài Hồ Vinh Hoa. Hai người đã giao đấu 1 trận mang tính chất biểu diễn giao lưu. Tiên sinh được đi trước vào trận bằng Pháo đầu một cách mạnh mẽ. Hồ Vinh Hoa thấy tiên sinh còn trẻ,muốn thử, mới đem Uyên Uơng Pháo ra ứng chiến. Đây là 1 thế trận độc đáo dễ gây bất ngờ nhưng các kỳ thủ cao cấp thì không ưa dùng vì nó quá nguy hiểm. Hồ muốn xem kinh nghiệm của Tiểu Hứa đến đâu nên mới dùng cổ học mang ra áp dụng. Hứa thấy thế trận mềm yếu của Hồ, tâm can vững vàng, không chút bối rối chút, huy động toàn quân xông lên phá trận. Hồ bình tĩnh chống đỡ nhịp nhàng từng đường đi nước bước của Hứa .Trận chiến diễn ra càng ngày càng quyết liệt. Tiên sinh liên tục giành được ưu thế nhưng vì mong muốn chiến thắng áp đảo một cách vội vàng mà đã quá ư bảo thủ không chịu ăn quân muốn chính nhân đối kháng, quân tử đấu công với Hồ mới bị Hồ túm được sơ hở xuất thần chiêu liền 1 mạch là đánh thắng. Sau trận đấu, mặc dù chiến thắng nhưng Hồ lại đánh giá rất cao ván đấu này của tiên sinh. Một năm sau, năm 1993 tiên sinh đệ nhất kỳ phong, đánh đông dẹp bắc, đoạt được ngôi quán quân trong giải đấu cờ tướng toàn quốc, trở thành vị quán quân trẻ tuổi thứ 2 trong lịch sử sau Hồ Vinh Hoa. Năm đó tiên sinh chính thức gia nhập hàng ngũ các siêu kỳ thủ, được tấn phong danh hiệu Đặc Cấp Đại Sư và bắt đầu thời kỳ chiếm lĩnh đỉnh cao của thế giới kỳ nghệ bên cạnh đại sư huynh Lữ Khâm của mình.

Kể từ khi Hứa Ngân Xuyên tiên sinh xuất hiện trên kỳ đàn vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đội cờ tướng Quảng Đông như hổ mọc thêm cánh. Đã có một Lữ Khâm kiệt xuất nay lại có thêm một Hứa Ngân Xuyên phi phàm. Tranh thủ lúc này khi các bậc kỳ vương khác người thì sa sút, người thì luống tuổi, Lữ – Hứa thay nhau thống trị làng cờ Trung Hoa. Hứa trẻ hơn Lữ tới 13 tuổi nhưng sức cờ thì cao kinh khủng đến Lữ còn phải ngán. Không những thế, dần dần tại những giải đấu đỉnh cao, các danh hiệu lớn có phần về tay Hứa tiên sinh nhiều hơn. Sau khi giành được ngôi quán quân giải đấu toàn quốc năm 1993, chỉ mấy tháng sau trong lần đầu tiên được mời tham dự giải Ngũ Dương Bôi trên quê hương của mình (giải đấu quy định người tham dự phải từng đoạt ngôi quán quân toàn quốc mới đủ tư cách thi đấu ), Hứa Ngân Xuyên tiên sinh lần thứ 2 xuất diện uy phong, kỳ phong áp đảo quần hùng, đánh đến tận trận CK và đoạt luôn ngôi vô địch từ chính tay của sư huynh mình mà trong suốt 5 năm trời trước đó chưa từng có ai thực hiện nổi ! Năm đó tiên sinh mới chỉ 19 tuổi. Ba năm sau, năm 1996,một lần nữa tiên sinh đoạt được ngôi vị quán quân toàn quốc. Cùng thời điểm này, Lữ Khâm cũng lần thứ 3 trở thành nhà vô địch thế giới khi liên tiếp trong 2 năm 1995, 1997 xuất sắc không có đối thủ. Năm 1998, Hứa tiên sinh lại lần thứ 3 đăng quang. Một năm sau đó, năm 1999, khi sư huynh Lữ Khâm đã giành lại vinh dự đó thì tiên sinh cũng kịp trở thành nhà vô địch thế giới ở độ tuổi 24 khi giải đấu được tổ chức tại TP Thượng Hải. Liên tục trong suốt nhiều năm trời không Hứa thì Lữ làm cho Trung Quốc phải thất kinh bát đảo. Cả thiên hạ xem trọng, nể phục cả 2 người, xếp thành Lĩnh Nam Song Hùng, oai danh bao trùm cả nước. Sức cờ thì như sóng đổ, đánh đến đâu là thắng đến đó. Quảng Đông trở thành là kinh đô cờ tướng của cả Trung Hoa.

Mùa xuân năm 2002, sau khi giành ngôi quán quân toàn quốc lần thứ 4 trong sự nghiệp thi đấu của mình, Hứa Ngân Xuyên tiên sinh đã tham gia đoàn cờ tướng Trung Quốc sang thăm và thi đấu hữu nghĩ tại Việt Nam. Điểm đến là TP Hồ Chí Minh – trung tâm cờ tướng mạnh nhất nước ta và đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ. Năm 2006, sau khi lần thứ 5 trở thành quán quân của Trung Quốc, tiên sinh lần thứ 2 trở lại Việt Nam nhưng không phải là để tham quan, du lịch mà là cùng với Lữ Khâm, Lý Hồng Gia, Trần Phú Kiệt tham gia Giải VĐ cờ tướng đồng đội Châu Á lần thứ 14 được tổ chức tại TP Vũng Tàu. Tại giải lần này, kỳ nghệ xuất chúng của tiên sinh đã đóng góp phần lớn vào ngôi vị số 1 của cả đoàn Trung Quốc. Có lẽ rất ấn tượng với phong trào cờ tướng của Việt Nam ta mà chỉ sau đó 1 năm sau, Hứa tiên sinh nhận lời mời của LĐ cờ TP Hồ Chí Minh sang thăm Việt Nam lần thứ 3 đồng thời huấn luyện thêm cho đội tuyển cờ tướng của TP Hồ Chí Minh chuẩn bị cho giải đấu cờ tướng toàn quốc. Nghe nói trong lần sang thăm này, Hứa tiên sinh có thi đấu cờ tướng giao hữu tại 1 trung tâm thể thao cùng lúc với 15 cao thủ xuất sắc được chọn lựa kết quả tiên sinh chỉ để hoà đúng 1 trận còn đâu là toàn thắng, đủ thấy sức cờ của tiên sinh thật vô cùng đáng nể.

Kết thúc năm 2007, mặc dù trên bình diện quốc gia Trung Quốc, tiên sinh không gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Tiên sinh bị bật ra tốp đầu tại giải đấu cờ tướng cá nhân toàn quốc nhưng không phải vì tiên sinh thua mà là do bị Vương Dược Phi ép hoà nên theo luật thì bị xử thua. Đội cờ tướng hùng hậu của tỉnh Quảng Đông nơi tiên sinh thi đấu cũng không giành được ngôi vô địch đồng đội toàn quốc như mong đợi dù cho xếp điểm cá nhân hết giải tiên sinh vẫn là số 1. Thất bại tại Trung Quốc, nhưng không vì thế Hứa Ngân Xuyên tiên sinh lại không thể thành công khi ra đấu trường quốc tế, bằng chứng là việc ghi dấu chiến tích lần thứ 3 lên ngôi vô địch thế giới sau khi xuất sắc không để thua 1 ván đấu nào trong suốt 9 ván của giải. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 chiến thắng rất thuyết phục trước 2 cao thủ nhất, nhì của Việt Nam ta là Nguyễn Thành Bảo và Nguyễn Vũ Quân. Vài ngày sau đó, tiên sinh tái lập 1 trận thắng quan trọng khác trước Nguyễn Vũ Quân để đoạt tấm HCV nội dung cờ cá nhân nam tiêu chuẩn tại đại hội Asian Indoor Games lần thứ 2, tổ chức tại Ma Cao – Trung Quốc khi mà cờ tướng lần đầu tiên chính thức được tranh tài. Hứa Ngân Xuyên cũng là người đầu tiên giành ngôi cao nhất khi cờ tướng được tổ chức thi đấu online giành giải thưởng tại cuộc thi World Master Cup lần thứ 1 được tổ chức tại Bắc Kinh năm 2005.

Hứa Ngân Xuyên tiên sinh hiện là Tượng Kỳ đệ nhất quốc thủ của Trung Quốc, là người xếp hàng đầu tiên trong danh sách các siêu kỳ thủ cao cấp nhất của Trung Hoa đương đại. Năm nay tiên sinh mới 33 tuổi, đang ở độ tuổi chín chắn để hoàn thiện bản thân nhưng đã là 1 trong những đại diện ưu tú nhất của làng cờ trong suốt hơn 15 năm đã qua trên mọi bình diện thi đấu. Sau thời kỳ của Hồ Vinh Hoa và Lữ Khâm, đến lượt tiên sinh trở thành nhân vật đáng bái phục nhất, có lối chơi tiêu biểu và khó bị khắc chế nhất của kỳ nghệ Trung Hoa. Thế hệ kỳ thủ trẻ của Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh thêm và dần dần tiến sát đến những đỉnh cao tưởng như không thể nào với tới nhưng nếu để so sánh với Hứa Ngân Xuyên tiên sinh thời còn trai trẻ chắc còn phải mất rất nhiều thời gian để chứng tỏ mình hơn nữa. Tháng 1 năm 2008, Hứa Ngân Xuyên bảo vệ thành công danh hiệu quán quân cúp Ngũ Dương lần thứ 28 với kỹ thuật chơi cờ toàn diện, công thủ trù tính cao siêu hơn người một bậc. Xem ra kỳ phong vẫn còn cực kỳ thâm hậu, chưa hề có dấu hiệu nào chứng tỏ tiên sinh sẽ phải dừng bước trong tương lai.

Giới Thiệu về Thập Liên Bá Hồ Vinh Hoa

Giới Thiệu về Hồ Vinh Hoa


Hình ảnh về Thập Liên Bá Hồ Vinh Hoa

Cờ Tướng là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời cách đây hơn 4 thế kỷ trước nhưng dường như sức nóng của nó vẫn không hề thay đổi. Cờ Tướng mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn bổ ích và tuyệt vời nhất. Đến nay, trò chơi đã phổ biến trên toàn thế giới và trở thành trò chơi mang tính chất quốc tế. Để chơi được cờ Tướng là điểu không dễ dàng chút nào, buộc người chơi phải ra sức vận dụng trí thông minh cùng với những chiến thuật của mình. Hiện nay, có rất nhiều người chơi thành công về trò chơi trí tuệ này, ghi danh tên tuổi trên làng cờ. Trong đó, Hồ Vinh Khoa là tay chơi như thế. Ông được xem như một ngôi sao sáng của làng cờ Trung Hoa.

Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 tại Thượng Hải, có niềm đam mê cờ Tướng từ bé.  Năm 1960, ông tham gia trong giải cá nhân toàn quốc, khi ấy Hồ Vinh Hoa mới chỉ 15 tuổi, đã trấn áp quần hùng, lần đầu tiên ngồi lên tòa bảo điện, thật là điều hiếm thấy.

Từ năm 1960 đến năm 1979, Hồ Vinh Hoa 10 lần liên tục giành chức quán quân, và được xưng tụng mỹ hiệu “Thập Liên Bá”. Trong 3 giải vô địch toàn quốc từ năm 1980 đến năm 1982, Hồ thân bại danh liệt nơi Lạc  Sơn. Năm 1983 và 1985, Hồ lại thêm hai lần vô địch toàn quốc, thật sự là kỳ tích.

Hồ Vinh Khoa có một niềm đam mê cờ Tướng từ nhỏ, ông như bị 32 quân cờ cuốn hút lúc nào không hay. Mỗi lần đi học về ông đều nhìn vào những trận cờ Tướng đang diễn ra trên vệ đường. Người đầu tiên dạy ông chơi cờ là bố ông và ông đã bắt đầu chơi cờ với người hàng xóm của mình. Hồ Vinh hoa học những nước đi và nguyên lý cơ bản. Khi bắt đầu, người chú ấy nhượng Hồ một xe, nhưng qua một thời gian cậu đã có thể đánh bằng phân với người ấy, rồi tiếp một quãng thời gian nữa, người ấy đã không còn là đối thủ của cậu.

Khi học tiểu học, Vinh Hoa đã là “kỳ đại vương”, ở trường cậu không có đối thủ. Sau đó, ông đi khắp nơi, học hỏi nhiều tay chơi cờ nên  kỳ nghệ của Vinh Hoa ngày càng nâng cao. Mùa hè năm 1957, Thượng hải tổ chức giải cờ học sinh tiểu học toàn thành, Vinh Hoa đã vượt qua vô số các đứa trẻ khác đoạt ngôi vô địch.

Năm 1958, Vinh Hoa tốt nghiệp tiểu học và thi đậu vào trung học Ngũ ái, trường vì để bồi dưỡng kỳ nghệ của cậu đã gửi cậu đến lớp cờ của cung thể thao thành phố Thượng hải. Từ đây, cậu bắt đầu danh sư dạy và chỉ điểm một cách có hệ thống. Lúc này, cờ tướng đã như một dòng sông, lúc nào cũng cuộn chảy trong đầu Hồ Vinh Hoa. Sự trưởng thành của Hồ Vinh Hoa là do thời thế tạo anh hùng, là do sự dạy dỗ, đùm bọc của rất nhiều các lão kỳ thủ.

Trải qua bao năm sống, Hồ Vinh Hoa đã sống với niềm đam mê cờ Tướng của mình và đạt được những thành tích như:

- Năm 1959 (14 tuổi) Hồ Vinh Hoa đã tham gia tập luyện tại đội tuyển cờ tướng người lớn của Thượng Hải.

- Đầu năm 1960 tham dự giải vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc và giành chức vô địch khi chỉ mới 15 tuổi. Từ năm 1960 đó đến năm 1979 giành ngôi vô địch mười năm liên tục, được gọi là thập liên bá

- Vào các năm 1983,1985,1997 và 2000 ông tiếp tục giành chức vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc thêm bốn lần nữa. Lập kỷ lục nhà vô địch ít tuổi nhất (15 tuổi) và nhà vô địch nhiều tuổi nhất (55 tuổi).

- Trong thập kỷ 80 giành năm chức vô địch giải Ngũ dương bôi.

- Trong năm 1988 giành danh hiệu Kỳ vương đầu tiên.

- Vô địch đồng đội toàn Trung Quốc các năm 1960,1979,1986,1991,1994 cùng đội tuyển Thượng Hải

- Năm 1982 ông được phong Đặc cấp đại sư (cờ tướng Trung Quốc). Năm 1988 ông được phong Đặc cấp quốc tế đại sư. Trong hai năm 1982,1991 ông được thưởng huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc.

Phong cách chơi cờ của ông cũng khá thú vị khi có những nước đi quân xuất sắc:

- Giỏi sáng tạo các biến, thay đổi đấu pháp khi chơi với các đấu thủ khác nhau.

- Sở trường khai cục Phi Tượng, Phản cung Mã và Thuận Pháo. Trung cục thường đưa về các tình huống đối công căng thẳng để tranh thắng.

- Có khả năng nghiên cứu và khám phá các biến mới trong những khai cục cũ, ít ai dám chơi. Điển hình là cuốn sách Phản cung Mã chuyên tập đã xuất bản tại Singapore năm 1983.

- Đi trước thường khai cục bằng Phi Tượng, đi sau thường khai cục bằng Phản cung Mã, với rất nhiều biến mới tự nghiên cứu.

Đến nay, Hồ Vinh Hoa đã vận dụng kỹ năng cờ của mình và viết nên những cuốn sách hay về cờ Tướng như sau:

- Phản cung mã chuyên tập

- Hồ Vinh Hoa bình luận các ván cờ của mình

- Hồ Vinh Hoa Phi Tượng cục

- Hồ Vinh Hoa đối cục tuyển,  viết chung với Từ Thiên Lợi

Bây giờ, tên tuổi của ông không chỉ có trong nước mà trên thế giới khi ông nắm những chức vụ sau:

- Chủ tịch viện cờ tướng Thượng Hải

- Phó Chủ tịch Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc

- Phó Chủ tịch Hiệp hội cờ tướng châu Á

Giới Thiệu Về Ma Kỳ Dương Quan Lân

Giới Thiệu Về Ma Kỳ Dương Quan Lân



Hình ảnh về Dương Quan Lân

Kỳ vương Dương Quan Lân sinh năm 1925 người huyện Đông Hoan tỉnh Quảng Đông. Ông lớn lên trong bối cảnh đất nước Trung Hoa vẫn còn chưa thống nhất,chiến tranh giữa 2 phe phái chính trị chủ yếu là Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng nhằm tranh giành quyền lực vẫn còn diễn ra liên miên. Khi đấy cờ tướng vẫn chỉ được xem như là 1 trò chơi của dân gian và là công cụ kiếm ăn của giới giang hồ lục đạo. Tuy nhiên ngay từ khi còn rất nhỏ Dương Quan Lân đã tỏ rõ lòng đam mê với cờ tướng. Ông quyết tâm tự học thành tài và ấp ủ trở thành tay cờ giỏi nhất thiên hạ. Dần dần nhờ năng khiếu bẩm sinh của mình, Dương Quan Lân khi ấy còn đang ở độ tuổi thanh niên trai tráng đã sớm vang danh khắp cả vùng Lưỡng Quảng. Năm 1952, ông khiêu chiến với Lư Huy, một trong 4 đại danh thủ của miền Hoa Nam. Trong trận chiến đó Dương Quan Lân đã tỏ rõ uy phong xuất chiến 1 cách mau lẹ và rốt cục đưa được thế trận về cuộc tàn ưu để giành được 1 chiến thắng thuyết phục trước Lư tiên sinh,gây chấn động mạnh trong làng cờ Hoa Nam. Từ đấy Dương Quan Lân bắt đầu trở nên nổi tiếng.Sau năm 1949, đất nước Trung Hoa được thống nhất dưới ngọn cờ cách mạng XHCN, cờ tướng không còn đứng ngoài quan niệm về 1 xã hội thể thao toàn dân nữa. Nó bắt đầu được nhìn nhận 1 cách tích cực và sâu rộng hơn. Người Trung Hoa xem trọng coi đó như 1 báu vật văn hoá của quốc gia.Năm 1956,Giải vô địch cờ tướng toàn Trung Hoa lần đầu tiên được tổ chức. Dương Quan Lân đại diện cho tỉnh Quảng Đông nhận trọng trách đem kỳ nghệ của mình ra thi thố với thiên hạ. Trải qua rất nhiều trận đánh oanh liệt với các cao thủ hàng đầu ở khắp nơi, Dương Quan Lân trở thành vị quán quân đầu tiên trong lịch sử của cờ tướng Trung Hoa.

Một năm sau,ông tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu đó trở thành nhân vật đáng sợ nhất trong làng cờ.Năm 1958, Dương Quan Lân tạm thời nhường lại danh hiệu cao quý đó cho Lý Nghĩa Đình, 1 thần đồng của tỉnh Hồ Bắc người mà cách đó 3 năm đã hạ đo ván ông trong 1 cuộc công đài nổi tiếng. Nhưng chỉ phải chờ có 1 năm thôi tức là năm 1959, Dương Quan Lân đã đòi lại tất cả những gì đã mất khi lần thứ 3 xuất sắc lên ngôi cao nhất đồng thời khép lại 1 thập niên 50 với đầy rẫy những chiến tích huy hoàng của mình.

Trước khi phượng hoàng Phương Đông là Hồ Vinh Hoa xuất hiện, Dương Quan Lân đã được giới cờ suy tôn là Thiên hạ đệ nhất kỳ nhân. Sau khi Hồ Vinh Hoa xuất hiện, Dương Quan Lân tuy không còn làm mưa làm gió trên kỳ đàn Trung Hoa nữa nhưng ông vẫn là 1 cao thủ hết sức khó đánh bại, tên tuổi ông bay xa khắp Trung Hoa không ai là không biết. Dương Quan Lân trở thành địch thủ lớn nhất của Thập liên bá Hồ. Những trận đánh của ông với Hồ Vinh Hoa luôn luôn thu hút sự chú ý của toàn bộ giới hâm mộ cờ tướng khắp nơi. Năm 1962, mặc dù đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng ông vẫn còn đủ nội lực để có thể cùng chia sẻ danh hiệu quán quân cùng với Hồ Vinh Hoa. Đó là lần thứ 4 và cũng là lần cuối cùng ông đạt được ngôi vị đó trong sự nghiệp thi đấu của mình. Người đời vô cùng ngưỡng mộ tài nghệ của Dương Quan Lân, luôn xếp ông bên cạnh Hồ Vinh Hoa coi Dương, Hồ là 2 vị kỳ nhân xuất chúng nhất thiên hạ. "Thi đàn Đỗ Lý, kỳ quốc Hồ Dương". Một câu nói ngắn gọn nhưng đủ để thể hiện rõ vị trí của Dương Quan Lân thế nào trong con mắt của người dân Trung Quốc thời bấy giờ. Năm 1966, cả Hồ Vinh Hoa lẫn Dương Quan Lân cùng với 1 danh thủ Quảng Đông khác là Thái Phúc Như đều đã sang thăm và thi đấu hữu nghị ở Việt Nam khi miền Bắc của chúng ta đã hoàn toàn giải phóng.Trong chuyến du đấu này cả 2 vị đã thể hiện rõ ràng công phu xuất chúng của mình khi đều lần lượt đánh bại các cao thủ hàng đầu của đất thủ đô ta và để lại ấn tượng tốt đẹp về 1 lối chơi cờ ung dung, nhẹ nhàng và chân chính của các cao thủ hàng đầu thiên hạ.

Dương Quan Lân là vị kỳ vương có tuyệt học được tôi rèn trong đấu chiến giang hồ mà lên nhưng không vì thế mà không sâu sắc, tế nhị. Dương Quan Lân có lối chơi cờ chắc chắn, nhẹ nhàng nhưng vô cùng chặt chẽ. Khai trung tàn cuộc đều đã đạt đến mức tinh thâm, uyên bác. Sinh thời, Dương Quan Lân rất chú trọng về cờ tàn. Ông đã từng bỏ nhiều tâm huyết để chuyên tâm tu luyện về các loại tàn cục cơ bản và tàn cục giang hồ, dần dần đạt được thành tựu to lớn, một thời trở thành cao thủ số 1 của Trung Hoa trong giai đoạn quyết chiến này. Chỉ cần giành được chút ưu thế trong giai đoạn trung cuộc, Dương sẽ biến nó trở thành cơ sở cốt yếu để giành chiến thắng trong cả ván nhờ khả năng tàn cuộc hết sức cao siêu của mình. Lối chơi của Dương Quan Lân tỉ mỉ, kiên trì đánh đến 1 giọt nước cũng không lọt. Thiên hạ xem cách Dương Quan Lân chiến thắng mà không khỏi không thán phục, địch thủ cảm thấy như có áp lực ngàn cân khi đối chọi với ông trong giai đoạn này. Do đó gọi ông là Ma cờ Dương Quan Lân. Không những vậy, Dương Quan Lân còn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến kỳ đàn Trung Hoa sau này khi chính ông là người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của phong cách kỳ nghệ Trung Hoa theo dòng chính thống với khái niệm về chiến lược chủ yếu của toàn ván cờ là "Công chắc, thủ vững, từng bước tiến lên" làm kim chỉ nam trong thực chiến đỉnh cao đồng thời ông tiến hành phân tích một cách rõ ràng và sâu sắc hơn nữa về chiến thuật cụ thể trong từng giai đoạn. Dương Quan Lân viết ra bộ Dịch Lâm Tân Biên cải cách nhiều nước biến và phổ quát toàn cục từ cổ phổ Quất Trung Bí của Đông Hải Chu Tấn Chinh đời nhà Minh đã trở thành trước tác kinh điển của lý luận cờ tướng hiện đại.

Dương Quan Lân còn tiếp tục thi đấu đỉnh cao trong suốt những năm dài của thập kỷ 80 và cho đến hết những năm sau này của thập kỷ 90 sau đó nhưng do tuổi cao sức yếu,hùng phong không được như xưa lên ông không gặt hái thêm nhiều danh hiệu đáng kể tuy nhiên tên tuổi của ông vẫn rất được coi trọng trong giới cờ Trung Hoa. Năm 1999 khi đã bước sang độ tuổi 74 ông đoạt được danh hiệu quán quân giải Nguyên lão Bôi và đó chính là danh hiệu lớn nhất cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của đời ông.Năm 2000, ông được UB thể dục thể thao trung ương Trung Quốc phong tặng danh hiệu "Tân Trung Hoa kỳ đàn thập đại kiệt xuất nhân vật ". Dương Quan Lân là vị đặc cấp đại sư từng giữ nhiều trọng trách trong làng cờ trong đó có chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp Hội cờ tướng Trung Hoa, chủ biên tạp chí "Tượng Kỳ Nguyệt San" được đông đảo bạn hâm mộ cờ cả nước đón đọc. Trong những năm cuối cùng của sự nghiệp của mình, mặc dù không trực tiếp thi đấu nhưng Dương Quan Lân vẫn còn đóng góp được rất nhiều công trạng to lớn cho tỉnh Quảng Đông quê hương ông khi đã thúc đẩy cờ tướng trở thành 1 thế mạnh và 1 niềm tự hào to lớn của người dân ở đây khi thu nạp và đào tạo lên rất nhiều những tay cờ xuất chúng thay ông chinh chiến trên kỳ đàn trong đó đáng kể nhất chính là Dương Thành thiếu soái Lữ Khâm và Thiếu niên Khương thái công Hứa Ngân Xuyên sau này đều đã trở thành các vị kỳ vương nổi tiếng khác trong làng cờ Trung Hoa.

Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3


Hồi ký của Vương Gia Lương



Hồi 3:
Mời Bạn Đọc Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 2

Vương Gia Lương người huyện Hoàng - Sơn Đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “Trung Pháo Quá Hà Xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông Bắc Hổ”. Vào các năm 1956, 1957, 1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “Tượng Kỳ Đại Sư”, năm 1984 ông được phong “Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc Phương Kỳ Nghệ” (Nay là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ Viện Hắc Long Giang.

Tôi chỉ ở Thẩm dương hai tháng là quay trở về Cáp nhĩ tân. Về cơ bản các kỳ thủ của Thẩm dương tôi đều gặp qua, và còn quen một số bạn hữu, như Thường Đức của Thẩm dương tứ mãnh, chúng tôi mới gặp mà có duyên, thường xưng huynh gọi đệ. Khi tôi ở Thẩm dương, Thường Đức mời tôi về nhà ở, nhưng tôi không đi, thường cư ngụ ở đơn vị.


Trở về Cáp nhĩ tân, tôi nhớ tới Lưu Phụng Xuân từng nói với tôi, sư huynh Triệu Văn Tuyên của Lưu là đệ nhất cao thủ của vùng Đông bắc, từng đoạt quán quân Hoa bắc, từng đại diện cho Hoa bắc tham gia các giải đấu, khi nào có điều kiện tôi có thể đi tìm người ấy. Lưu có đưa địa chỉ của Triệu cho tôi. Sau khi tôi cùng Kim tiên sinh, Mao Hoạt Tử, Trương Đông Lộc thương lượng đã quyết định mời Triệu tới Cáp nhĩ tân.


Triệu vốn dĩ là một địa chủ, nhưng sản nghiệp đã không còn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhưng đây là một người rất hào sảng, vô cùng thích kết bằng hữu. Sau khi nhận được thư mời của chúng tôi, quả nhiên Triệu tới Cáp nhĩ tân. Sau khi Triệu tới đây, ông sống ở nhà Kim tiên sinh.


Triệu ở Cáp nhĩ tân bao lâu?


Triệu ở đây khoảng nửa tháng, chúng tôi lo ăn ở cho Triệu, mỗi ngày chúng tôi đều chơi cờ. Triệu mắc bệnh về mũi, thường vừa đánh cờ, vừa lau mũi. Ông ấy đánh với Trương Đông Lộc hai ván, một thắng một hòa, đánh với Mao Hoạt Tử 6 ván, 3 thắng 3 hòa. Cuối cùng, đánh với tôi 21 ván, tôi 3 thắng, 6 thua. Những ván cờ này đã dạy cho tôi rất nhiều. Khi tiễn Triệu về, chúng tôi chuẩn bị cho Triệu ít lộ phí, Triệu nói với tôi: “Tiểu vương, kỳ nghệ của cậu có thể đi Bắc kinh, Thiên tân một chuyến, Đông bắc bây giờ người có thể thắng cậu không nhiều. Bây giờ cậu lại đi Thẩm dương, bọn họ đã không thể thắng nổi cậu. Có cơ hội cậu hãy đi Cẩm châu hội kiến cùng Dương Xuân Hồng, nếu đi Bắc kinh, danh thủ Bắc kinh có Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Trương Đức Khôi… Trương Đức Khôi là một người tốt, nếu cậu đi các nơi đó, tôi gửi cậu một phong thư, đi Bắc kinh tìm Trương Đức Khôi, đi Thiên tân tìm Tiền Mộng Vũ.


Tiền Mộng Vũ là người thế nào?


Tiền là một người rất yêu cờ, làm nghề dạy học, chân bị tật. Ông ta có tiền, thường trợ giúp các kỳ thủ. Nhưng kỳ nghệ của Tiền không cao, kém các danh thủ một bậc. Tiền thường qua lại với các danh thủ, cao thủ của Thiên tân thường chơi cờ tại nhà Tiền. Triệu nói với tôi nếu đi Thiên tân hãy tìm Tiền. Triệu có thể viết một phong thư cho Tiền, tiếp đón tôi không thành vấn đề.


Nhắc tới Tiền Mộng Vũ còn có một câu chuyện. Ở Hoa bắc có một nhất lưu cao thủ tên gọi Dương Mậu Dung, là phận hậu bối, tuổi trẻ ngông cuồng, Dương từng nói “kỳ nghệ của Triệu cũng thế thôi”, Tiền biết chuyện này, bèn xuất tiền mời Triệu đánh độ cùng cùng Dương. Dương không chịu thua kém, đồng ý ngay. Ván đầu tiên chỉ đánh 24 nước, đến nước 24 Triệu đi xe 1 bình 3, đến lúc này Dương nói đau đầu, bèn “phong kỳ” không chơi nữa, trên thực tế hình cờ của Triệu đang ưu. Ván này từng được đăng trên tạp chí “tượng kỳ”.


Kỳ nghệ của Triệu ở Đông bắc phải chăng là cao nhất?


Trong quá khứ là đệ nhất Hoa bắc!


Triệu còn giới thiệu cho tôi nhiều cao thủ trên toàn quốc, Hoa nam có Lý Khánh Hoàng, Hoàng Thành Tuyên, Hoa bắc có Chu Đức Dụ, Vạn Sĩ Hữu. Triệu còn đặc biệt nhắc tới một người của Hoa bắc tên gọi Hồ Chấn Châu. Kỳ nghệ của Hồ rất lợi hại, từng nhiều lần thắng Triệu.


Hồ đã cao cờ vậy, sao không thấy có danh tiếng?


Hồ mất sớm. Theo Triệu nói, sức khỏe của Hồ không tốt, Hồ đi Thượng hải tìm Chu Đức Dụ thách đấu, nhưng Chu không chơi. Bởi khi Hồ chơi với Tạ Văn Tuấn, do nhất thời sơ ý để thua Tạ. Tạ ở Thượng hải chưa thể xem là nhất lưu cao thủ, Chu Đức Dụ nói “Tôi có thể chấp Tạ hai tiên, ông thua người tôi chấp hai tiên thì đánh với tôi như thế nào?”.


Theo Triệu nói, là vận khí của Hồ không tốt, do cuộc sống khốn khó, thân thể bệnh tật, khi ở Thượng hải ăn ở, đi lại đều có vấn đề. Cờ của Hồ chỉ hơi yếu khai cục, trung tàn rất thâm hậu, thật ra Tạ căn bản không phải là đối thủ của Hồ. Kỳ nghệ của Hồ không kém Triệu, khi ở Thượng hải những người này Triệu từng thắng, kỳ nghệ của Chu không hơn Hồ, lần này Hồ thua cao thủ hạng 2, còn bị Chu mỉa mai. Hồ rất tức giận, sau khi trở về nhà bệnh mà qua đời, vô cùng đáng tiếc.


Xem ra vận khí đối với kỳ thủ vô cùng quan trọng?


Có thể nói như vậy


Con của Kim tiên sinh có chơi cờ không?

Kim tiên sinh kết hôn 15, 16 năm cũng không có con, sau này Kim tiên lại lấy vợ hai nhưng cũng không có con, cuối cũng Kim Tiên sinh đành phải nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Đứa trẻ này nhỏ hơn tôi, không học chơi cờ. Kim tiên sinh có một người cháu, tên là Vương Kim Ngôn, từng đoạt á quân toàn tỉnh. Nói tới người này vận khí cũng không tốt, tôi là quán quân, người đó á quân, Trương Đông Lộc hạng 4, do lấy danh nghĩa thành phố tham gia giải toàn quốc, người đó không phải là người Cáp nhĩ tân nên không được tham gia, kết quả tôi và Trương Đông Lộc tham gia giải toàn quốc, người đó không có cơ hội, thật đáng tiếc.

Mời bạn theo dõi tiếp hồi 2 tại link: Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3

Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 2



Hồi ký của Vương Gia Lương




 
Hồi 2:

Vương Gia Lương người huyện Hoàng - Sơn Đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “Trung Pháo Quá Hà Xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông Bắc Hổ”. Vào các năm 1956, 1957, 1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “Tượng Kỳ Đại Sư”, năm 1984 ông được phong “Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc Phương Kỳ Nghệ” (Nay là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ Viện Hắc Long Giang.
Khi ở huyện Tôn ngô ông đánh cờ như thế nào?

Khi ấy, tôi thỉnh thoảng chơi cờ, đó không phải là sở thích. Chủ yếu do bố yêu cơ, thường có người tìm bố chơi cờ, tôi rất ít khi đi đánh. Bố cũng không chơi cờ cùng tôi. Công phu tàn cục của bố cũng rất tốt, có khi thỉnh thoảng chỉ điểm cho tôi.

Như thế phải sau khi tới Cáp nhĩ tân ông mới bắt đầu chơi cờ?

Đúng vậy, từ khi được Kim tiên sinh tặng sách, tôi mới bắt đầu nghiên cứu cờ. Khi bắt đầu đọc “Thích Tình Nhã Thú” tôi vô cùng thích thú các cách công sát. Qua một thời gian, chỉ cần nhìn hình, tôi có thể nhìn ra sát pháp. Kim Tiên Sinh còn tặng tôi một bộ cờ, làm bằng gỗ, quân cờ khắc vô cùng tinh xảo, hơn nữa bộ cờ này cũng có lai lịch của nó. Thời Mãn Châu, Cáp Nhĩ Tân có tổ chức giải cờ, Kim Tiên Sinh áp đảo quần hùng giành ngôi quán quân, bộ cờ là giải thưởng của năm đó. Tôi vô cùng thích bộ cờ này, và làm một bàn gỗ, ngày ngày cắp ra công viên (ngày nay là công viên Đào Lân) chơi. Ngày ấy, trong công viên còn có rất nhiều động vật, nhưng nơi có ý nghĩa nhất chính là nơi biểu diễn cờ, quân cờ ở đó rất lớn, mỗi nước đi đều phải có một đứa trẻ ra bê quân cờ. Ngày ấy, ngày nào tôi cũng ở đây, đã bắt đầu mê mẩn cờ.
Quãng thời gian này, kỳ nghệ của tôi thăng tiến rất nhanh, đối với kỳ đàn của Cáp Nhĩ Tân cũng đã có chút hiểu biết. Ngày ấy, lợi hại nhất Cáp Nhĩ Tân là hai người Vương Nhược Toàn và Mao Như Các. Vương Nhược Toàn là một thầy giáo dạy thuốc, còn Mao Như Các vì một mắt không tốt, mà bạn bè gọi là “mao hoạt tử” hoặc “mao đại hiệp”.
Lần đầu gặp Vương Nhược Toàn tôi toàn thua, khoảng nửa năm sau, tôi lại tìm Vương, kết quả là hoà 3 ván. Từ đó, Vương không còn chơi cờ với tôi.

Khi ông đã có danh tiếng trong giới cờ thì thế nào?

Dù Khi đó ở Cáp nhĩ tân đối thủ của tôi đã rất ít, nhưng phải nói đến một người. Người này tên gọi Vương Kính Tuyên, là “đệ nhất cao thủ” trong “ngũ hổ tướng”, thường chơi đơn đề mã, ai có thể thắng Vương đều có thể trở thành “nhất lưu cao thủ” của Cáp nhĩ tân, khi ấy có thể coi Vương là thước đo của làng cờ Cáp Nhĩ Tân. Có một lần khi nghe Vương nói về Tạ Hiệp Tốn chơi cờ mù, nói ông ấy lợi hại như thế nào. Thấy vậy tôi liền nói: “như thế cũng không có gì, tôi cũng có thể chơi cờ mù”. Vương nghe xong không tin, bèn thử chơi cùng tôi. Thật ra lúc trước tôi cũng hay bày cờ mù, đó là những lúc đọc sách cờ, hơn nữa lúc trẻ trí nhớ tốt, ván cờ mù với Vương tôi thắng, thế là Vương viết tặng một tấm bài “hậu sinh khả uý- Cáp nhĩ tân tượng kỳ tam thiếu niên”. Thật ra ngày nay nói tới cờ mù cũng chẳng có gì là ghê gớm, chỉ cần là cao thủ đều có thể chơi.

“Tượng kỳ tam thiếu niên” gồm những ai?

Người đầu tiên là Vương Nhược Toàn, người thứ hai là Mao Hoạt Tử, người thứ ba chính là tôi. Về sau, Vương Nhược Toàn chuyên tâm nghiên cứu y thuật, không còn chơi cờ, Trương Đông Lộc- đệ tử của ông ấy thay thế vào vị trí đó.
Kỳ nghệ của Trương rất cao, có một hôm Trương nói với tôi có một cao thủ tới từ Thẩm Dương, ván đầu tiên đã thắng Mao Hoạt Tử. Vừa nghe nói, tôi liền tới nhà Trương mời người kia chơi cờ. Người đó tên gọi Tào Hồng Khởi, biệt hiệu là “Tào loát tử”. Chúng tôi ở nhà Trương chơi hai ván, tôi thua một hòa một. Sau hai ván này Tào không chơi với tôi nữa. Vì sau đó Tào lại thua Mao hai ván, Tào chỉ muốn tìm Mao chơi cờ.
Nửa năm sau, Tào lại tới Cáp Nhĩ Tân, lần này Tào đã thua tôi. Tào nói với tôi về đệ nhất cao thủ ở Thẩm Dương có “bát đại thánh”, “tứ mãnh tướng”, “ngũ đại cao thủ”… Tào nói: “Nếu ông có cơ hội hãy tới Thẩm Dương tìm những người đó”. Tào còn cho tôi biết ở Thẩm dương, Trường Xuân cờ tướng rất phát triển.

Sau đó, ông đi Thẩm dương như thế nào?

Ngày ấy tôi đang học việc ở một công xưởng ở Cáp Nhĩ Tân, công xưởng mới mở chi nhánh ở Thẩm Dương, vừa đúng lúc đang cần tuyển công nhân đi Thẩm Dương, thế là tôi xin đi.
Sau khi đến Thẩm dương, theo lời chỉ bảo tôi tìm đến Lỗ Gia Trà Hội. Lỗ Gia Trà Hội tuy mang tiếng là quán trà, nhưng trên thực tế đây là nơi chơi cờ. Mỗi sáng tiêu 2 phân tiền là cho một bình trà ngon, là có thể chơi cờ cả ngày. Lỗ Gia Trà Hội buôn bán rất tốt, các cao thủ đều tới đây chơi cờ.
Ở Lỗ gia trà quán, đầu tiên tôi gặp Đổng Ngọc Liệu, người được mọi người ở đây gọi là “pháo vương”, bởi đi trước hay đi sau Đổng đều vào pháo đầu rất lợi. Sau khi Đổng thua tôi, có một người gọi là “thiết lâm cửu”, kỳ nghệ cao hơn Đổng tới tìm, nhưng ông ta vẫn thua tôi. Trong chuyến đi này, tôi rất tiếc đã không gặp được đệ nhất cao thủ của Thẩm Dương, tôi rất tiếc, nhưng tôi phải quay về Cáp Nhĩ Tân.

Mời bạn theo dõi tiếp hồi 2 tại link: Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3