Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3


Hồi ký của Vương Gia Lương



Hồi 3:
Mời Bạn Đọc Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 2

Vương Gia Lương người huyện Hoàng - Sơn Đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “Trung Pháo Quá Hà Xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông Bắc Hổ”. Vào các năm 1956, 1957, 1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “Tượng Kỳ Đại Sư”, năm 1984 ông được phong “Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc Phương Kỳ Nghệ” (Nay là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ Viện Hắc Long Giang.

Tôi chỉ ở Thẩm dương hai tháng là quay trở về Cáp nhĩ tân. Về cơ bản các kỳ thủ của Thẩm dương tôi đều gặp qua, và còn quen một số bạn hữu, như Thường Đức của Thẩm dương tứ mãnh, chúng tôi mới gặp mà có duyên, thường xưng huynh gọi đệ. Khi tôi ở Thẩm dương, Thường Đức mời tôi về nhà ở, nhưng tôi không đi, thường cư ngụ ở đơn vị.


Trở về Cáp nhĩ tân, tôi nhớ tới Lưu Phụng Xuân từng nói với tôi, sư huynh Triệu Văn Tuyên của Lưu là đệ nhất cao thủ của vùng Đông bắc, từng đoạt quán quân Hoa bắc, từng đại diện cho Hoa bắc tham gia các giải đấu, khi nào có điều kiện tôi có thể đi tìm người ấy. Lưu có đưa địa chỉ của Triệu cho tôi. Sau khi tôi cùng Kim tiên sinh, Mao Hoạt Tử, Trương Đông Lộc thương lượng đã quyết định mời Triệu tới Cáp nhĩ tân.


Triệu vốn dĩ là một địa chủ, nhưng sản nghiệp đã không còn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhưng đây là một người rất hào sảng, vô cùng thích kết bằng hữu. Sau khi nhận được thư mời của chúng tôi, quả nhiên Triệu tới Cáp nhĩ tân. Sau khi Triệu tới đây, ông sống ở nhà Kim tiên sinh.


Triệu ở Cáp nhĩ tân bao lâu?


Triệu ở đây khoảng nửa tháng, chúng tôi lo ăn ở cho Triệu, mỗi ngày chúng tôi đều chơi cờ. Triệu mắc bệnh về mũi, thường vừa đánh cờ, vừa lau mũi. Ông ấy đánh với Trương Đông Lộc hai ván, một thắng một hòa, đánh với Mao Hoạt Tử 6 ván, 3 thắng 3 hòa. Cuối cùng, đánh với tôi 21 ván, tôi 3 thắng, 6 thua. Những ván cờ này đã dạy cho tôi rất nhiều. Khi tiễn Triệu về, chúng tôi chuẩn bị cho Triệu ít lộ phí, Triệu nói với tôi: “Tiểu vương, kỳ nghệ của cậu có thể đi Bắc kinh, Thiên tân một chuyến, Đông bắc bây giờ người có thể thắng cậu không nhiều. Bây giờ cậu lại đi Thẩm dương, bọn họ đã không thể thắng nổi cậu. Có cơ hội cậu hãy đi Cẩm châu hội kiến cùng Dương Xuân Hồng, nếu đi Bắc kinh, danh thủ Bắc kinh có Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Trương Đức Khôi… Trương Đức Khôi là một người tốt, nếu cậu đi các nơi đó, tôi gửi cậu một phong thư, đi Bắc kinh tìm Trương Đức Khôi, đi Thiên tân tìm Tiền Mộng Vũ.


Tiền Mộng Vũ là người thế nào?


Tiền là một người rất yêu cờ, làm nghề dạy học, chân bị tật. Ông ta có tiền, thường trợ giúp các kỳ thủ. Nhưng kỳ nghệ của Tiền không cao, kém các danh thủ một bậc. Tiền thường qua lại với các danh thủ, cao thủ của Thiên tân thường chơi cờ tại nhà Tiền. Triệu nói với tôi nếu đi Thiên tân hãy tìm Tiền. Triệu có thể viết một phong thư cho Tiền, tiếp đón tôi không thành vấn đề.


Nhắc tới Tiền Mộng Vũ còn có một câu chuyện. Ở Hoa bắc có một nhất lưu cao thủ tên gọi Dương Mậu Dung, là phận hậu bối, tuổi trẻ ngông cuồng, Dương từng nói “kỳ nghệ của Triệu cũng thế thôi”, Tiền biết chuyện này, bèn xuất tiền mời Triệu đánh độ cùng cùng Dương. Dương không chịu thua kém, đồng ý ngay. Ván đầu tiên chỉ đánh 24 nước, đến nước 24 Triệu đi xe 1 bình 3, đến lúc này Dương nói đau đầu, bèn “phong kỳ” không chơi nữa, trên thực tế hình cờ của Triệu đang ưu. Ván này từng được đăng trên tạp chí “tượng kỳ”.


Kỳ nghệ của Triệu ở Đông bắc phải chăng là cao nhất?


Trong quá khứ là đệ nhất Hoa bắc!


Triệu còn giới thiệu cho tôi nhiều cao thủ trên toàn quốc, Hoa nam có Lý Khánh Hoàng, Hoàng Thành Tuyên, Hoa bắc có Chu Đức Dụ, Vạn Sĩ Hữu. Triệu còn đặc biệt nhắc tới một người của Hoa bắc tên gọi Hồ Chấn Châu. Kỳ nghệ của Hồ rất lợi hại, từng nhiều lần thắng Triệu.


Hồ đã cao cờ vậy, sao không thấy có danh tiếng?


Hồ mất sớm. Theo Triệu nói, sức khỏe của Hồ không tốt, Hồ đi Thượng hải tìm Chu Đức Dụ thách đấu, nhưng Chu không chơi. Bởi khi Hồ chơi với Tạ Văn Tuấn, do nhất thời sơ ý để thua Tạ. Tạ ở Thượng hải chưa thể xem là nhất lưu cao thủ, Chu Đức Dụ nói “Tôi có thể chấp Tạ hai tiên, ông thua người tôi chấp hai tiên thì đánh với tôi như thế nào?”.


Theo Triệu nói, là vận khí của Hồ không tốt, do cuộc sống khốn khó, thân thể bệnh tật, khi ở Thượng hải ăn ở, đi lại đều có vấn đề. Cờ của Hồ chỉ hơi yếu khai cục, trung tàn rất thâm hậu, thật ra Tạ căn bản không phải là đối thủ của Hồ. Kỳ nghệ của Hồ không kém Triệu, khi ở Thượng hải những người này Triệu từng thắng, kỳ nghệ của Chu không hơn Hồ, lần này Hồ thua cao thủ hạng 2, còn bị Chu mỉa mai. Hồ rất tức giận, sau khi trở về nhà bệnh mà qua đời, vô cùng đáng tiếc.


Xem ra vận khí đối với kỳ thủ vô cùng quan trọng?


Có thể nói như vậy


Con của Kim tiên sinh có chơi cờ không?

Kim tiên sinh kết hôn 15, 16 năm cũng không có con, sau này Kim tiên lại lấy vợ hai nhưng cũng không có con, cuối cũng Kim Tiên sinh đành phải nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Đứa trẻ này nhỏ hơn tôi, không học chơi cờ. Kim tiên sinh có một người cháu, tên là Vương Kim Ngôn, từng đoạt á quân toàn tỉnh. Nói tới người này vận khí cũng không tốt, tôi là quán quân, người đó á quân, Trương Đông Lộc hạng 4, do lấy danh nghĩa thành phố tham gia giải toàn quốc, người đó không phải là người Cáp nhĩ tân nên không được tham gia, kết quả tôi và Trương Đông Lộc tham gia giải toàn quốc, người đó không có cơ hội, thật đáng tiếc.

Mời bạn theo dõi tiếp hồi 2 tại link: Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3
Bạn đang xem bài viết Có tiêu đề : Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3. Khi coppy bài viết xin ghi rõ Nguồn : https://danhthucotuong.blogspot.com/2013/10/hoi-ky-vuong-gia-luong-hoi-3.html?m=1. Xin Cảm ơn!