Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 2



Hồi ký của Vương Gia Lương




 
Hồi 2:

Vương Gia Lương người huyện Hoàng - Sơn Đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “Trung Pháo Quá Hà Xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông Bắc Hổ”. Vào các năm 1956, 1957, 1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “Tượng Kỳ Đại Sư”, năm 1984 ông được phong “Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc Phương Kỳ Nghệ” (Nay là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ Viện Hắc Long Giang.
Khi ở huyện Tôn ngô ông đánh cờ như thế nào?

Khi ấy, tôi thỉnh thoảng chơi cờ, đó không phải là sở thích. Chủ yếu do bố yêu cơ, thường có người tìm bố chơi cờ, tôi rất ít khi đi đánh. Bố cũng không chơi cờ cùng tôi. Công phu tàn cục của bố cũng rất tốt, có khi thỉnh thoảng chỉ điểm cho tôi.

Như thế phải sau khi tới Cáp nhĩ tân ông mới bắt đầu chơi cờ?

Đúng vậy, từ khi được Kim tiên sinh tặng sách, tôi mới bắt đầu nghiên cứu cờ. Khi bắt đầu đọc “Thích Tình Nhã Thú” tôi vô cùng thích thú các cách công sát. Qua một thời gian, chỉ cần nhìn hình, tôi có thể nhìn ra sát pháp. Kim Tiên Sinh còn tặng tôi một bộ cờ, làm bằng gỗ, quân cờ khắc vô cùng tinh xảo, hơn nữa bộ cờ này cũng có lai lịch của nó. Thời Mãn Châu, Cáp Nhĩ Tân có tổ chức giải cờ, Kim Tiên Sinh áp đảo quần hùng giành ngôi quán quân, bộ cờ là giải thưởng của năm đó. Tôi vô cùng thích bộ cờ này, và làm một bàn gỗ, ngày ngày cắp ra công viên (ngày nay là công viên Đào Lân) chơi. Ngày ấy, trong công viên còn có rất nhiều động vật, nhưng nơi có ý nghĩa nhất chính là nơi biểu diễn cờ, quân cờ ở đó rất lớn, mỗi nước đi đều phải có một đứa trẻ ra bê quân cờ. Ngày ấy, ngày nào tôi cũng ở đây, đã bắt đầu mê mẩn cờ.
Quãng thời gian này, kỳ nghệ của tôi thăng tiến rất nhanh, đối với kỳ đàn của Cáp Nhĩ Tân cũng đã có chút hiểu biết. Ngày ấy, lợi hại nhất Cáp Nhĩ Tân là hai người Vương Nhược Toàn và Mao Như Các. Vương Nhược Toàn là một thầy giáo dạy thuốc, còn Mao Như Các vì một mắt không tốt, mà bạn bè gọi là “mao hoạt tử” hoặc “mao đại hiệp”.
Lần đầu gặp Vương Nhược Toàn tôi toàn thua, khoảng nửa năm sau, tôi lại tìm Vương, kết quả là hoà 3 ván. Từ đó, Vương không còn chơi cờ với tôi.

Khi ông đã có danh tiếng trong giới cờ thì thế nào?

Dù Khi đó ở Cáp nhĩ tân đối thủ của tôi đã rất ít, nhưng phải nói đến một người. Người này tên gọi Vương Kính Tuyên, là “đệ nhất cao thủ” trong “ngũ hổ tướng”, thường chơi đơn đề mã, ai có thể thắng Vương đều có thể trở thành “nhất lưu cao thủ” của Cáp nhĩ tân, khi ấy có thể coi Vương là thước đo của làng cờ Cáp Nhĩ Tân. Có một lần khi nghe Vương nói về Tạ Hiệp Tốn chơi cờ mù, nói ông ấy lợi hại như thế nào. Thấy vậy tôi liền nói: “như thế cũng không có gì, tôi cũng có thể chơi cờ mù”. Vương nghe xong không tin, bèn thử chơi cùng tôi. Thật ra lúc trước tôi cũng hay bày cờ mù, đó là những lúc đọc sách cờ, hơn nữa lúc trẻ trí nhớ tốt, ván cờ mù với Vương tôi thắng, thế là Vương viết tặng một tấm bài “hậu sinh khả uý- Cáp nhĩ tân tượng kỳ tam thiếu niên”. Thật ra ngày nay nói tới cờ mù cũng chẳng có gì là ghê gớm, chỉ cần là cao thủ đều có thể chơi.

“Tượng kỳ tam thiếu niên” gồm những ai?

Người đầu tiên là Vương Nhược Toàn, người thứ hai là Mao Hoạt Tử, người thứ ba chính là tôi. Về sau, Vương Nhược Toàn chuyên tâm nghiên cứu y thuật, không còn chơi cờ, Trương Đông Lộc- đệ tử của ông ấy thay thế vào vị trí đó.
Kỳ nghệ của Trương rất cao, có một hôm Trương nói với tôi có một cao thủ tới từ Thẩm Dương, ván đầu tiên đã thắng Mao Hoạt Tử. Vừa nghe nói, tôi liền tới nhà Trương mời người kia chơi cờ. Người đó tên gọi Tào Hồng Khởi, biệt hiệu là “Tào loát tử”. Chúng tôi ở nhà Trương chơi hai ván, tôi thua một hòa một. Sau hai ván này Tào không chơi với tôi nữa. Vì sau đó Tào lại thua Mao hai ván, Tào chỉ muốn tìm Mao chơi cờ.
Nửa năm sau, Tào lại tới Cáp Nhĩ Tân, lần này Tào đã thua tôi. Tào nói với tôi về đệ nhất cao thủ ở Thẩm Dương có “bát đại thánh”, “tứ mãnh tướng”, “ngũ đại cao thủ”… Tào nói: “Nếu ông có cơ hội hãy tới Thẩm Dương tìm những người đó”. Tào còn cho tôi biết ở Thẩm dương, Trường Xuân cờ tướng rất phát triển.

Sau đó, ông đi Thẩm dương như thế nào?

Ngày ấy tôi đang học việc ở một công xưởng ở Cáp Nhĩ Tân, công xưởng mới mở chi nhánh ở Thẩm Dương, vừa đúng lúc đang cần tuyển công nhân đi Thẩm Dương, thế là tôi xin đi.
Sau khi đến Thẩm dương, theo lời chỉ bảo tôi tìm đến Lỗ Gia Trà Hội. Lỗ Gia Trà Hội tuy mang tiếng là quán trà, nhưng trên thực tế đây là nơi chơi cờ. Mỗi sáng tiêu 2 phân tiền là cho một bình trà ngon, là có thể chơi cờ cả ngày. Lỗ Gia Trà Hội buôn bán rất tốt, các cao thủ đều tới đây chơi cờ.
Ở Lỗ gia trà quán, đầu tiên tôi gặp Đổng Ngọc Liệu, người được mọi người ở đây gọi là “pháo vương”, bởi đi trước hay đi sau Đổng đều vào pháo đầu rất lợi. Sau khi Đổng thua tôi, có một người gọi là “thiết lâm cửu”, kỳ nghệ cao hơn Đổng tới tìm, nhưng ông ta vẫn thua tôi. Trong chuyến đi này, tôi rất tiếc đã không gặp được đệ nhất cao thủ của Thẩm Dương, tôi rất tiếc, nhưng tôi phải quay về Cáp Nhĩ Tân.

Mời bạn theo dõi tiếp hồi 2 tại link: Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 3
Bạn đang xem bài viết Có tiêu đề : Hồi Ký Vương Gia Lương Hồi 2. Khi coppy bài viết xin ghi rõ Nguồn : https://danhthucotuong.blogspot.com/2013/10/hoi-ky-vuong-gia-luong-hoi-2.html?m=1. Xin Cảm ơn!